Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung (kỳ 2): Mấu chốt là công nghệ cao
Cuộc chiến thương Mỹ - Trung với mấu chốt là công nghệ cao có thể khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu bị suy giảm trong ngắn hạn do những bất ổn trong dòng chảy thương mại và đầu tư trên toàn cầu.
Nếu nhìn vào cấu trúc của khối thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc thì sẽ dễ dàng nhận thấy một vấn đề nữa đáng lo ngại với Mỹ thậm chí còn hơn cả vấn đề tiền bạc. Đó là lĩnh vực công nghệ cao mà Trung Quốc đang nỗ lực hết sức để có được vị trí dẫn đầu thế giới.
Công nghệ và vị thế dẫn đầu
Chạy trước trong việc xây dựng khả năng xử lý những khối lượng thông tin khổng lồ trong thời gian ngắn là điểm mấu chốt trong thế giới công nghệ đang tiến rất nhanh, vậy mà Mỹ lại đang lệ thuộc ngày càng nhiều vào Trung Quốc. Mỹ nhập khẩu 156 tỷ USD công nghệ tiên tiến các thiết bị viễn thông và tin học từ Trung Quốc trong năm 2017, gấp gần sáu lần so với 15 năm trước. “
Trong khi đó, Trung Quốc dường như tránh được bẫy thu nhập trung bình nhờ chuyển đổi sang nền kinh tế dựa vào công nghệ cao, không giống như nhiều nước khác mắc kẹt ở “cái bẫy” này. Các hàng công nghệ cao nhập khẩu từ Trung Quốc bao gồm các bảng mạch, modem, các loại ổ đĩa (máy tính), tấm pin mặt trời, máy in laser và robot, đồ điện tử và cả công nghệ sinh học…tăng tới 15,8% trong năm 2017 so với năm trước. Trong khi đó, mặt hàng xuất khẩu từ Mỹ sang TQ nhiều nhất là hàng trong lĩnh vực vũ trụ, và các máy tính đã qua sử dụng do TQ sản xuất với tổng kim ngạch chỉ là 35,7 tỷ USD trong năm 2017.
Có thể bạn quan tâm
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Áp lực cho nông sản Việt
11:14, 15/07/2018
Lối thoát nào cho chiến tranh thương mại Mỹ- Trung?
11:10, 14/07/2018
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Kỳ I: Đối sách của Việt Nam
11:10, 14/07/2018
"Ẩn số" quan trọng nào đằng sau chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc?
21:59, 06/07/2018
Chiến tranh thương mại: “Đòn gió” giữa các đại gia
08:30, 16/06/2018
Quyết định của Trump sẽ dẫn tới chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc?
11:06, 15/06/2018
Hậu quả khó lường từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
05:50, 25/03/2018
Như vậy, đã có 135,4 tỷ USD thặng dư cho Ttung Quốc trong lĩnh vực công nghệ cao trong tổng số 357 tỷ USD thặng dư thương mại của nước này với Mỹ trong năm 2017, (và trong tổng số hơn 800 tỷ USD thâm hụt của Mỹ với thế giới).
Chiến lược “Made in China 2025” mà Trung Quốc công bố năm 2015 nhằm đưa Trung Quốc trở thành tiên phong về công nghệ vào năm 2025 khiến chính quyền Trump hết sức lo ngại. Chiến lược này muốn Trung Quốc trở thành người dẫn đầu trong các lĩnh vực tin học và viễn thông, vũ trụ, robot, ô tô điện, năng lượng sạch, dược phẩm, và cả trí tuệ nhân tạo. Một kế hoạch đầy tham vọng trở thành một siêu cường vượt cả Mỹ. Đây chính là lý do chính quyền Trump đang có nhiều hành động chống lại các hoạt động thương mại và đầu tư từ và với Trung Quốc trong thời gian gần đây.
Lĩnh vực công nghệ cao vừa là vấn đề thâm hụt thương mại, vừa là vấn đề vị thế, vừa là vấn đề an ninh quốc gia đối với Mỹ. Đó là lý do Trump nói sẽ có nhiều hạn chế đối với Trung Quốc vào lĩnh vực này.
Đặc biệt, nhiều chuyên gia cho rằng bước tiếp theo hết sức quan trọng của chính quyền Trump sẽ là các biện pháp truy quét các đầu tư của Trung Quốc ở Mỹ và các giao dịch của nước này với Mỹ trong các lĩnh vực công nghệ cao, tiên tiến như vũ trụ, robot, ô tô điện. Rất có thể các biện pháp như giới hạn quyền sở hữu của các công ty TQ là 25% trong các công ty loại này ở Mỹ, luật xuất khẩu mới ngăn cấm xuất khẩu những hàng hóa loại này sang TQ…
Những hành động cụ thể
Gần đây đã có một vài hành động của chính quyền Trump theo hướng này. Đầu tháng Sáu, chính quyền Mỹ đã cấm công ty công nghệ cao ZTE của Trung Quốc mua các sản phẩm của Mỹ với lý do hãng này đã vi phạm lệnh cấm vận đối với Iran và Bắc Triều Tiên. ZTE đã bán hàng công nghệ cho các nước này trong thời gian hai nước này bị cấm vận. Sau đó, lệnh trừng phạt được nới lỏng với việc ZTE chấp nhận nộp phạt 1,3 tỷ USD, phải thuê các nhân viên chấp pháp của Mỹ và loại bỏ đội quản lý cũ. Tuy nhiên, thượng viện Mỹ tỏ ra rất không hài lòng với quyết định của Trump vì cho rằng làm ăn với ZTE là rất rủi ro đối với an ninh quốc gia. Đặc biệt, họ nhấn mạnh Trung Quốc đã triệt hạ các công ty Mỹ không thương tiếc nên không thể dễ dàng với ZTE như thế được.
Trước đó, ngày 3/5 Mỹ đã ra lệnh cấm ZTE và Huawei được bán sản phẩm điện thoại viễn thông tại các căn cứ quân sự của Mỹ vì rủi ra an ninh quốc gia. Một báo cáo của cơ quan tình báo Mỹ CIA cho biết rằng các điện thoại thông minh ZTE và Huawei có thể là phương tiên nghe trộm, và là nguy cơ an ninh quốc gia lớn đối với Mỹ.
Một vụ khác không liên quan đến Huawei nhưng lại vì có Huawei mà Mỹ phải làm. Huawei là một công ty Trung Quốc có vị thế lớn trong công nghệ thông tin, đặc biệt là đang nhắm tới vị trí thống trị công nghệ 5G. Công ty này bị cho là có liên hệ chặt với chính phủ TQ, vì thế Mỹ coi đây là một mối đe dọa an ninh quốc gia và đã cấm bán các điện thoại thông minh mới nhất của hãng này cùng với ZTE như đề cập ở trên.
Nhưng quan trọng và lý thú hơn, là vì Huawei mà Trump cấm vụ sáp nhập Qualcomm và Broardcom là hai công ty của Mỹ hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ viễn thông và tin học, và là đối thủ lớn của nhau. Trump lo sợ rằng sau khi sáp nhập thì cạnh tranh sẽ giảm, khi đó chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển của các công ty Mỹ cho phát triển công nghệ 5G vì thế cũng suy giảm. Điều này sẽ gây chậm tiến bộ trong phát triển công nghệ tin học và viễn thông của Mỹ trong Huawei đang nỗ lực hết sức để chiếm lĩnh vị thế hàng đầu.
Bên cạnh ZTE, Huawei, thì China Mobile là một công ty có cổ phần nhà nước cũng đang bị xem là có nguy cơ an ninh quốc gia với Mỹ. Số người thuê bao của nó là 899 triệu người dùng, bằng dân số Mỹ và châu Âu cộng lại. Công ty này đang bị cấm mở kinh doanh ở Mỹ, khiến triển vọng công ty này mờ mịt...
Kỳ tiếp: Ai phải nhượng bộ?