Chiến sự Syria: "Long tranh hổ đấu" đến bao giờ?

Trương Khắc Trà 26/09/2018 11:01

Syria đã bị rơi vào tình trạng hỗn loạn từ nhiều năm nay. Đến bao giờ quốc gia này mới hết “nồi da nấu thịt” vẫn là câu hỏi khó chưa có lời giải...

Đất nước Syria bắt đầu rơi vào tình trạng hỗn loạn từ cuộc chiến tranh kéo dài 6 ngày - cuộc chiến của thế giới Ả rập nhằm chống lại nhà nước Do thái Israel nổ ra vào năm 1967.

Israel giành phần thắng và chiếm giữ Đông Jerusalem, dải Gaza, bán đảo Sinai, Bờ tây và cao nguyên Golan. Kết quả của cuộc chiến này ảnh hưởng đến địa chính trị của khu vực này cho đến ngày nay.

Năm 2011, phong trào “mùa xuân Ả rập” dưới sự đạo diễn của phương Tây lan đến Tây Á, một lần nữa khiến Syria mất kiểm soát và rơi vào cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn.

Những quân nhân đào ngũ tuyên bố thành lập Quân đội Syria Tự do, và bắt đầu lập các đơn vị chiến đấu. Trong vòng 10 năm (từ năm 1946 tới năm 1956), Syria có 20 nội các khác nhau và soạn thảo bốn bản hiến pháp khác nhau!

Bất ổn ở Trung Đông khiến người dân bỏ chạy khỏi cô quốc

Bất ổn ở Trung Đông khiến người dân bỏ chạy khỏi đất nước mình.

Từ năm 2003 đến nay, Israel liên tục không kích vào thủ đô Syria với mục đích đánh dẹp trại huấn luyện khủng bố, đụng độ mới nhất là vụ chiến đấu cơ IL20 của Nga bị bắn rơi trên lãnh thổ Syria làm dấy lên hoài nghi ai là thủ phạm?.

Có thể bạn quan tâm

  • Vụ nổ lớn ở Syria, quốc gia nào bị cáo buộc khai hỏa?

    Vụ nổ lớn ở Syria, quốc gia nào bị cáo buộc khai hỏa?

    07:01, 02/09/2018

  • Mỹ dọa sẽ tấn công phủ đầu Syria

    Mỹ dọa sẽ tấn công phủ đầu Syria

    04:27, 26/08/2018

  • Gian nan tìm kiếm giải pháp cho khủng hoảng chính trị Syria

    Gian nan tìm kiếm giải pháp cho khủng hoảng chính trị Syria

    06:52, 29/04/2018

  • Chiến tranh Syria, không chỉ là chuyện vũ khí!

    Chiến tranh Syria, không chỉ là chuyện vũ khí!

    11:00, 19/04/2018

  • Giá vàng “đổ đèo” vì căng thẳng Syria lắng xuống

    Giá vàng “đổ đèo” vì căng thẳng Syria lắng xuống

    10:22, 18/04/2018

Nhưng trên tất cả, Israel là đồng minh lớn nhất của Mỹ ở khu vực này, tấn công quân sự vào láng giềng Syria, tức là thực hiên yêu cầu của Washington - chủ thể có vai trò quyết định đến xung đột hay hòa bình ở Tây Á.

Trong khi đó, mối quan hệ giữa Nga và Syria bắt đầu từ năm 1970 khi bố của Tổng thống Basad al Assad là ông Hafez Assad lên nắm quyền. Từ đó đến nay, Moscow luôn coi Damacus là đồng minh thân cận cần được bảo vệ.

Năm 1971, hai bên ký một thỏa thuận cho phép Liên Xô kiểm soát căn cứ hải quan Tartus bên bờ Địa Trung Hải, đến nay đây là căn cứ cuối cùng mà quân đội Nga có lý do chính đáng để hiện diện.

Sau vụ khủng bố ác liệt ngày 11/9/2001, Hoa Kỳ bắt đầu hướng mũi dùi quân sự nhiều hơn đến cộng đồng Ả Rập vẫn dưới vỏ bọc chống khủng bố và thực hiện sứ mệnh phi hạt nhân hóa bằng lá bài dân chủ.

Riêng với Syria, cho đến bây giờ lý do lớn nhất mà chính quyền Trump đưa ra là buộc tội Tổng thống Assad giết người hàng loạt bằng vũ khí hóa học.

Thổ Nhĩ Kỳ là nhà tài trợ “vàng” cho lực lượng quân đội Syria Tự do chống lại quân đội ông Assad góp phần không nhỏ khiến tình hình trở nên căng thẳng; trong khi đó Teheran có mối thâm tình với Syria từ khi chính quyền ông Assad bày tỏ quan điểm ủng hộ cùng chống kẻ thù chung Israel.

Cục diện Syria hiện tại hết sức phức tạp, các lực lượng liên tục cáo buộc lẫn nhau, giày xéo đất nước này trở nên hoang tàn đổ nát. Tuy nhiên về cơ bản có 3 phe phái.

Nhiều đời Tổng thống Mỹ, kể cả ông Trump luôn rất hiểu rõ ích lợi và mối đe dọa đến từ Trung Đông. Lợi ích đó là nguồn dầu mỏ vô tận cung cấp cho nền kinh tế khổng lồ sản sinh ra khối lượng GDP 18,5 ngìn tỷ USD.

“Vàng đen” chính là thứ vũ khí lợi hại để Washington duy trì vị trí số một và là đòn đánh chí mạng vào kinh tế Trung Quốc khi khóa 2 van dầu của Bắc Kinh là Venezuela và Iran.

Thế giới Ả rập luôn coi Mỹ và phương Tây là kẻ thù, đa số vụ khủng bố vào Mỹ và một số quốc gia châu Âu đều trực tiếp hoặc gián tiếp xuất phát từ các nước Trung Đông.

Gây rối ngoài lãnh thổ chính là biện pháp tốt nhất để Mỹ thu phục lực lượng khủng bố, đồng thời chuyển điểm “nóng” ở nước Mỹ đến những nơi như Syria, Afganistan, Iran…

Trong khi đó Moscow cũng không ít toan tính khi tham gia nhiệt tình vào nội bộ Syria, nhưng không hẳn bị dẫn dắt bởi lợi ích kinh tế, Nga lo sợ căng thẳng Tây Á lan đến các nước láng giềng - những nơi mà ông Putin mất không ít thời gian để bình định tình hình.

Nước Nga vĩ đại dường như bị lãng quên từ đầu thiên niên kỷ thứ hai, Syria chính là cơ hội để Kremlin khẳng định họ không chỉ là cường quốc trong khu vực. Điều đó được chứng tỏ qua màn "so găng" vũ khí với Mỹ.

Bên còn lại là các nước Tây Á, ngoài cộng đồng Ả Rập kịch liệt phản đối sự có mặt của Mỹ, còn một Israel mạnh mẽ tiềm lực muốn xưng hùng ở khu vực này, mục tiêu của Tel Aviv là ngăn chặn khủng bố - lý do rất tương đồng với Washington!

Đến bao giờ Syria hết “nồi da nấu thịt”? Câu trả lời là đến khi Mỹ không còn hiện diện ở Trung Đông. Vậy, đến khi nào Mỹ hết diện diện ở đây? Câu trả lời là khi nào Mỹ hết khả năng triển khai quân sự tầm xa... Chưa biết đến khi nào!

Sự luẩn quẩn hỏi đáp này cũng chính là số phận chưa biết trước của người dân Syria.

Trương Khắc Trà