Chiến tranh Syria, không chỉ là chuyện vũ khí!

Diendandoanhnghiep.vn Bất cứ cuộc chiến nào, ai thắng thì phần bại đều thuộc về người dân vô tội.

Nhìn về cuộc chiến giữa các cường quốc tại Syria, một thế hệ người Việt Nam, người Mỹ, người Pháp từng sống trải qua chiến tranh tỏ thái độ buồn bã. Với họ, bất cứ cuộc chiến nào, ai thắng thì phần bại đều thuộc về người dân vô tội.

Trong cuốn “Tại sao con người thích chiến tranh” của Myriam Revault d’Allones, có đoạn: Không có chiến tranh giữa con người với con người, chỉ có chiến tranh giữa nhà nước với nhà nước. Không gì ngụy trang nổi sự tàn nhẫn lạnh lùng của những sự kiện trong chiến tranh, bởi vì kẻ thắng cũng như kẻ bại đều không được cảm phục, cũng chẳng bị kinh bỉ hay căm ghét”.

Nghị sĩ Pháp phản đối chiến tranh Syria (Nguồn: Soha)

Nghị sĩ Pháp phản đối chiến tranh Syria (Nguồn: Soha)

Những toan tính chính trị, quân sự chỉ là công việc của một nhóm nhỏ người có quyền lực, họ ở đâu đó rất xa nơi những quả tên lữa nã vào. Trong những toan tính đó ở Syria, không thấy bóng dáng dân thường. Hoa Kỳ dưới vỏ bọc trừng trị thủ phạm đã tấn công bằng vũ khí hóa học, nhưng âm mưu là muốn lật đổ chính quyền ông Bashar al Assad, dựng lên các nhóm phiến quân để dễ bề kiểm soát nguồn dầu mỏ, khí đốt.

Nước Nga có lẽ vẫn yên vị dưới chương trình hỗ trợ Syria tiêu diệt các lực lượng vũ trang tự phát, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc. Nhưng vũ khí Nga vẫn chưa thể đảm đảm sinh mạng cho người dân Syria.

Đã mấy ngày trôi qua kể từ khi khí tài Mỹ tấn công vào Syria, những gì thế giới biết được chỉ là chuyện vũ khí: Mỹ bắn bao nhiêu quả tên lửa, Nga dùng loại gì, Syria đáp trả ra sao và đó là những thống kê khó kiểm chứng. Tuyệt nhiên, không thấy sự chết chóc của những người dân vô can!

Sau khi cuộc giao tranh hơn 1h đồng hồ kết thúc, D.Trump đăng đàn trên Twister và tuyên bố: “Đây là một cuộc tấn công được tiến hành hoàn hảo, không thể có một kết quả tốt hơn và nhiệm vụ đã hoàn thành!”.

Để phụ họa thêm lời Trump, tướng Mackenzie đưa ra con số có 105 tên lửa liên quân đánh trúng mục tiêu, còn Syria (Nga) phóng đi 40 quả tên lửa nhưng tất cả đều trượt mục tiêu. Trong khi đó thống kê từ các chuyên gia Nga cho hay Syria đã bắn hạ cả thảy 71 tên lửa. Bên nào cũng thắng!

Cuộc chiến tranh Iraq năm 2003, Mỹ cũng tạo ra lá chắn bằng cách quy kết Tổng thống Saddam Husein sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, có mối liên hệ với tổ chức khủng bố Al-Qaeda và Bil Laden gây ra vụ khủng bố đẫm máu 11/9/2001. Cuối cùng, vũ khí hủy diệt hàng loạt không tìm thấy nhưng Husein bị tiêu diệt, đất nước Iraq rơi vào cảnh “nồi da nấu thịt” cho đến nay.

Sau hơn 7 năm “trừng trị khủng bố” tại Iraq, chính quyền Bush đã tiêu tốn 751 tỷ đô la, vượt xa chi phí chiến tranh tại Việt Nam và trở thành một trong những cuộc chiến tốn kém nhất mọi thời đại. Theo Tổ chức Brookings Institution Iraq Index (BIII), tính từ tháng 6/2003 đến 29/6/2010, có 9.537 binh lính tử trận. Trong khi đó, số thường dân bị giết là vào khoảng 97.000 - 106.000 người.

Khung cảnh hoan tàn ở đất nước Syria (Nguồn: Tạp chí Time)

Khung cảnh hoan tàn ở đất nước Syria (Nguồn: Tạp chí Time)

Kịch bản tương tự diễn ra ở Lybia năm 2011, sau khi kết tội tổng thống Gaddaffi dùng máy bay ném bom đàn áp dân thường. Mỹ ép Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết “thiết lập vùng cấm bay” ở thủ đô Tripoli và các vùng lân cận.

Ngay sau đó là cuộc tấn công ồ ạt bằng quân sự nhằm vào Lybia, sau đó không lâu Tổng thống Muammar Gaddaffi bị hành hình, chính quyền sụp đổ, nhà nước Hồi giáo tự xưng IS trỗi dậy vươn vòi đến đánh chiếm một số khu vực ở Lybia.

Một Libya hỗn loạn trở thành cửa ngõ để hàng triệu người di cư và tị nạn từ Trung Đông và Bắc Phi ùa tới, vượt Địa Trung Hải vào châu Âu với mong muốn chạy trốn bom đạn và thực hiện giấc mơ đổi đời. Cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ nhất tại châu Âu kể từ Thế chiến thứ II nổ ra.

Nếu cuộc chiến ở Syria tiếp tục bằng tên lửa Tomahawk, bằng những màn “quảng cáo” vũ khí thì không ai chắc người dân nước này còn khổ đến bao giờ, chính quyền ông Assad còn tồn tại bao lâu.

Từ các quốc gia vùng Vịnh đến Lybia, Syria và các nước thuộc địa cách đây mấy thập kỷ, nơi nào có bom đạn Mỹ nơi đó hoang tàn đổ nát. Những toan tính của giới chóp chu chính trị, quân sự Phương Tây luôn để lại vết thương khó lành ở những quốc gia nghèo khó.   

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chiến tranh Syria, không chỉ là chuyện vũ khí! tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714331236 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714331236 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10