Ukraine tiến gần tới việc gia nhập EU
Ukraine đã hoàn thành bảng câu hỏi cần thiết trong nỗ lực nhanh chóng gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
>>Căng thẳng Nga - Ukraine: Lo ngại chiến sự phức tạp tại Mariupol
Theo Phó chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Ihor Zhovkva, Ukraine hoàn thành bảng câu hỏi cho tư cách thành viên EU, bước khởi đầu để được khối này xem xét kết nạp. Ông cho biết thêm sau khi nhận được bảng câu hỏi, EC sẽ chuẩn bị đưa ra các khuyến nghị dựa trên việc Ukraine đáp ứng những tiêu chí gia nhập EU.
"Chúng tôi kỳ vọng những khuyến nghị sẽ tích cực, và khi đó quyết định sẽ phụ thuộc vào các nước thành viên EU", Phó chánh văn phòng Tổng thống Ukraine cho biết. Tiếp đó, Ukraine sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán xin gia nhập. Một khi tham gia các cuộc đàm phán đó, nước này có thể nói về tư cách thành viên đầy đủ của Ukraine trong EU.
Trước đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã trao cho Tổng thống Volodymyr Zelensky bảng câu hỏi đánh giá mức độ sẵn sàng gia nhập EU trong cuộc gặp ở Kiev hôm 8/4, kèm theo cam kết thúc đẩy nhanh quá trình xem xét kết nạp sau khi quốc gia này nộp đơn xin gia nhập EU theo thủ tục khẩn cấp.
Việc trở thành một thành viên EU có ý nghĩa rất lớn với Ukraine. Một điều khoản trong hiệp ước EU nêu rõ nếu một thành viên trở thành nạn nhân của hành động gây hấn có vũ trang, các quốc gia khác trong EU có nghĩa vụ viện trợ và hỗ trợ bằng mọi cách trong khả năng của họ.
>>Putin ra tối hậu thư, Donbass sắp rực lửa?
Giới chuyên gia đánh giá, việc Ukraine gia nhập EU là một thông điệp gửi tới Putin rằng ông đang đặt Ukraine hướng về phía Tây và từ bỏ Nga. Quốc gia này có thể đang theo bước của Serbia khi nước này cũng đã gửi bảng câu hỏi đã hoàn chỉnh lên Liên minh châu Âu (EU) vào Chủ nhật. Serbia cũng là một ứng cử viên cho tư cách thành viên EU và không mong muốn gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Bằng cách gia nhập EU và không gia nhập NATO, Ukraine vẫn có thể là một phần của cấu trúc an ninh châu Âu, điều đó có nghĩa là nước này có thể nhận được sự giúp đỡ từ phương Tây để tiếp tục cuộc chiến với Nga. Tuy điều này đồng nghĩa với việc cuộc chiến sẽ kéo dài, nhưng Ukraine cần nguồn viện trợ của EU cho việc tái thiết đất nước.
Mới đây, trên CNN, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định rằng nước này sẽ không từ bỏ bất kỳ phần lãnh thổ nào ở phía đông để đổi lấy kết thúc chiến sự với Nga và nếu cần thiết sẽ sẵn sàng chiến đấu với Nga trong 10 năm.
Ông nhấn mạnh, cuộc chiến giành Donbass rất quan trọng vì một số lý do, đồng thời nhận định nó có thể ảnh hưởng đến "tính chất của toàn bộ cuộc chiến". Dù vậy, nhà lãnh đạo Ukraine nhấn mạnh, giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột vẫn được ưu tiên hơn.
Hiện tại, các lực lượng của Ukraine ở Donbass là lực lượng tinh nhuệ nhất của nước này. "Điều quan trọng nhất lúc này là chuyển vũ khí tới lực lượng Ukraine", ông Zelensky cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Căng thẳng Nga - Ukraine: Lo ngại chiến sự phức tạp tại Mariupol
11:00, 18/04/2022
Đàm phán Nga- Ukraine tiếp tục rơi vào bế tắc
02:48, 14/04/2022
Quan chức Ukraine: Nga đã bắt đầu chiến dịch tại Donbass
04:00, 12/04/2022
Thêm căng thẳng trong chiến sự Nga-Ukraine
07:00, 11/04/2022
Đàm phán Nga - Ukraine tiếp tục gặp trở ngại
04:44, 08/04/2022