Xung đột Israel-Hamas: Nam bán cầu có vai trò gì?

CẨM ANH 29/11/2023 03:20

Cuộc xung đột Israel - Hamas đã thúc đẩy vai trò của Nam bán cầu, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn để khu vực này thực sự phát huy được tầm ảnh hưởng.

>> Xung đột Israel - Hamas: Lý do Pháp không ủng hộ Israel

Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đến tham dự hội nghị thượng đỉnh Ả Rập và Hồi giáo tại Riyadh, Ả Rập Xê-Út ngày 10/11.

Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đến tham dự hội nghị thượng đỉnh Ả Rập và Hồi giáo tại Riyadh, Ả Rập Xê-Út ngày 10/11.

Đối với các nước đang phát triển thuộc Nam bán cầu, cuộc xung đột Israel - Hamas đã trở thành dịp hiếm hoi để chia sẻ tiếng nói chung về các thách thức chính sách đối ngoại của Mỹ và một số cường quốc phương Tây.

Mặc dù có quan điểm chung về cuộc xung đột này, nhưng các nhà phân tích cho rằng Nam bán cầu - nhóm các nước đang phát triển và hậu thuộc địa trải dài khắp châu Mỹ Latinh, châu Á, châu Phi và châu Đại Dương - khó có thể cùng hành động vì đây là một nhóm đa dạng không có sự lãnh đạo hoặc cấu trúc rõ ràng.

Tại hội nghị thượng đỉnh bất thường ở Riyadh trong tháng này, các nhà lãnh đạo của hàng chục quốc gia Hồi giáo và Ả Rập đã lên án “cuộc tấn công quân sự của Israel nhằm vào Dải Gaza” và bác bỏ tuyên bố hành động để tự vệ của nước này.

Trong khi đó, nhóm BRICS cũng đã kêu gọi một thỏa thuận ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức và lâu dài ở Gaza nhằm phản ứng thống nhất trước cuộc xung đột Israel-Hamas. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho rằng Israel nên ngừng áp đặt "hình phạt tập thể" đối với người dân tại Gaza và lực lượng Hamas phải thả con tin dân sự.

Kể từ khi giao tranh nổ ra, Trung Quốc đã liên tục kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức và cử đặc phái viên Zhai Jun tới Trung Đông để thúc giục giảm leo thang xung đột. Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc đang tận dụng cơ hội để giành được sự ủng hộ trong cộng đồng Nam bán cầu thông qua các hành động mạnh mẽ của mình.

Như Jesse Marks, một thành viên không thường trú tại Trung tâm Stimson cho biết, lập trường của Bắc Kinh về vấn đề Israel-Palestine đã nhất quán về mặt ngôn từ trong nhiều thập kỷ và nó được củng cố trong cuộc chiến tại Gaza.

"Động thái của Bắc Kinh sẽ không chỉ góp phần củng cố sự hiện diện của quốc gia này trong thế giới Ả Rập mà còn thúc đẩy vai trò của quốc gia này trở nên rõ ràng hơn ở Nam bán cầu", ông Marks nhận định. Tuy nhiên, ông cho rằng, có rất ít cơ hội để Bắc Kinh có thể huy động khu vực Nam bán cầu ủng hộ chính sách của mình trong việc kêu gọi ngừng bắn và trao quyền cho Palestine.

Đồng quan điểm, ông Yan Wei, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Trung Đông tại Đại học Tây Bắc Trung Quốc nhận định, vai trò độc đáo của Trung Quốc với tư cách là một cường quốc ở Nam bán cầu đã thúc đẩy quá trình giảm leo thang, nhưng phải có sự đồng thuận giữa các quốc gia phía Nam.

>> Israel - Hamas ngừng bắn, xung đột Trung Đông sẽ ra sao?

Xung đột Israel-Hamas đang thúc đẩy các nước miền Nam toàn cầu thể hiện rõ vai trò

Xung đột Israel-Hamas đang thúc đẩy các nước Nam bán cầu thể hiện rõ vai trò

“Quan điểm của Trung Quốc về Palestine tương đối rõ ràng nên được các nước phía Nam đánh giá cao. Nhưng để các quốc gia thực sự làm theo lời kêu gọi của Trung Quốc vẫn còn có rất nhiều rào cản khi quan điểm của các nước phía Nam về các vấn đề quốc tế cũng không hoàn toàn thống nhất với nhau", ông Yan Wei lưu ý.

Trung Quốc và Ấn Độ là một ví dụ rõ ràng về việc các quốc gia Nam bán cầu thiếu sự thống nhất về tiếng nói vì những ưu tiên và lợi ích khác nhau. Ngoài việc là những nước có quyền lực lớn hơn trong nhóm, hai nước vốn có mối quan hệ căng thẳng vì tranh chấp biên giới, cũng là đối thủ cạnh tranh vai trò lãnh đạo trong nhóm.

Một số ý kiến cũng cho rằng, hội nghị thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo Ả Rập và Iran tại Riyadh trong tháng này là dấu hiệu nữa cho thấy Nam bán cầu khó có thể trở thành một khối có các hành động liên kết.

Jean-Loup Samaan, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Trung Đông thuộc Đại học Quốc gia Singapore, chỉ ra: “Ngoài việc đưa ra quan điểm về cuộc xung đột, các quốc gia Ả Rập, đặc biệt là các quốc gia vùng Vịnh và Iran còn bất đồng sâu sắc về nguyên nhân và hậu quả của cuộc chiến”.

Trong khi một số người đổ lỗi cho Israel và việc chưa thành lập nhà nước Palestine là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc xung đột hiện nay, thì các quốc gia như Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vẫn duy trì quan điểm khác.

Hội nghị thượng đỉnh ở Riyadh đã kết thúc mà không có các bước đi mang tính trừng phạt về kinh tế và chính trị vì sự chia rẽ trong khu vực, các quốc gia đã bình thường hóa quan hệ với Israel được cho là đã từ chối các đề xuất cắt đứt quan hệ kinh tế và ngoại giao với nước này.

Theo Guy Burton, nhà bình luận về Trung Đông có trụ sở tại Brussels, các quốc gia có mức thu nhập và lợi ích đa dạng cũng gặp khó khăn trong việc xác định sự gắn kết của khu vực Nam bán cầu.

Ở Trung Đông, có sự khác biệt thực sự giữa các nước Ả Rập, giữa những nước có thu nhập cao và những nước có thu nhập trung bình và thấp. Mặc dù họ cũng có bản sắc chung, nhưng điều này có thể dẫn đến việc tái tổ chức nền chính trị toàn cầu và định hình lại nền chính trị toàn cầu hay không lại là một vấn đề hoàn toàn khác.

Có thể bạn quan tâm

  • Xung đột Israel - Hamas: Lý do Pháp không ủng hộ Israel

    Xung đột Israel - Hamas: Lý do Pháp không ủng hộ Israel

    03:00, 27/11/2023

  • Xung đột Israel - Hamas: Doanh nghiệp phương Tây

    Xung đột Israel - Hamas: Doanh nghiệp phương Tây "gánh hậu quả"

    04:03, 24/11/2023

  • Israel - Hamas ngừng bắn, xung đột Trung Đông sẽ ra sao?

    Israel - Hamas ngừng bắn, xung đột Trung Đông sẽ ra sao?

    04:00, 23/11/2023

  • Xung đột Israel – Hamas sẽ lan rộng ra toàn khu vực?

    Xung đột Israel – Hamas sẽ lan rộng ra toàn khu vực?

    03:20, 20/11/2023

  • Đây là lý do đảng Cộng hòa muốn viện trợ Israel, thay vì Ukraine

    Đây là lý do đảng Cộng hòa muốn viện trợ Israel, thay vì Ukraine

    04:30, 19/11/2023

CẨM ANH