Những tranh cãi về việc viện trợ Israel trong nội bộ Quốc hội Mỹ ngày càng quyết liệt. Phe cộng hòa có xu hướng ủng hộ Israel thay vì Ukraine.
>>Xung đột Israel - Hamas: Châu Âu run rẩy vì "vàng đen"
Xung đột Israel - Hamas khiến cho sự phân hóa quan điểm trong nội bộ giai tầng tinh hoa chính trị Mỹ trở nên rõ ràng hơn. Phe Cộng hòa tỏ ra thiện chí hơn với Israel, đồng thời hoài nghi về tương lai ở Ukraine.
Ngày 2/11, tức là chưa đầy 1 tháng Israel bị tấn công, Quốc hội Mỹ nhanh chóng phê duyệt gói viện trợ 14,3 tỷ USD cho quốc gia Do thái. Đến bây giờ Israel chủ yếu thiệt hại nhân mạng sau đòn tấn công bất ngờ ngày 7/10 của Hamas.
Rõ ràng, Tel Aviv chưa thiệt hại nặng về kinh tế, trong khi tiềm lực quân sự quốc phòng, khoa học kỹ thuật của nước này luôn được đánh giá rất cao. Một điều tương tự đang đối nghịch với Ukraine, những người cộng hòa ngày càng ít đặt niềm tin vào một chiến thắng của Kiev trong chiến sự Nga - Ukraine.
Trong lịch sử, nước Mỹ từng là bến đỗ của người Do thái trong giai đoạn lưu lạc khắp toàn cầu, rất nhiều yếu nhân, nhà khoa học đã tìm đến Mỹ để tránh nạn diệt chủng của Đức quốc xã. Tại Mỹ, rất nhiều người gốc Do thái đã thành danh, được ghi nhận cho đến ngày nay.
Sau khi Nhà nước Do thái thành lập năm 1948, Tổng thống Harry Truman là chính trị gia đầu tiên công nhận thiết chế này. Washington và Tel Aviv trở thành đồng minh tự nhiên.
Mỹ ủng hộ Israel xuyên suốt và toàn diện trong nhiều cuộc chiến tranh lớn nhỏ với thế giới Ả rập, như cuộc chiến 6 ngày năm 1967, chiến tranh Yom Kippur năm 1973 và cuộc chiến với Hamas đang diễn ra rất ác liệt.
Có thể nói, để bảo vệ Israel, rất nhiều đời Tổng thống Mỹ không ngần ngại gây thù chuốc oán với Trung Đông. Lúc đang là Phó tổng thống, ông Joe Biden khẳng định: “Một Israel độc lập, an toàn trong biên giới của họ chính là lợi ích chiến lược thực tế của Mỹ. Tôi từng nói nếu không có Israel, chúng tôi sẽ phải tạo ra Israel”.
>>Xung đột Israel - Hamas: Những hậu quả khó lường với Mỹ
Trên trường quốc tế, Washington cũng hỗ trợ chính trị quy mô lớn cho Israel, với việc đã sử dụng quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc 42 lần chống lại các nghị quyết lên án Israel, trong tổng số 83 lần sử dụng quyền phủ quyết của họ. Từ năm 1991 đến 2011, trong số 24 quyền phủ quyết mà Mỹ đưa ra, có 15 quyền phủ quyết được sử dụng để bảo vệ Israel.
Các chuyên gia cho rằng sự ủng hộ mạnh mẽ của đảng Cộng hòa đối với viện trợ cho Israel thay vì Ukraine báo hiệu sức mạnh ngày càng tăng của phe cánh hữu cứng rắn của đảng này.
Dưới góc nhìn địa chính trị, giáo sư Richard F Bensel, Đại học Cornell đưa ra quan điểm thực dụng hơn: “Ukraine không có sức hấp dẫn của một đồng minh hay tầm quan trọng địa chính trị như Israel”.
Lợi ích “mềm” của Mỹ tại Trung Đông rất lớn. Đây là vùng sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới, dầu mỏ là loại khoáng sản bị gắn liền với đồng đô la Mỹ. Nói cách khác, chừng nào thế giới còn sử dụng năng lượng này thì “đồng bạc xanh” còn điểm tựa để thao túng mọi giao dịch thương mại toàn cầu.
Nhưng, hầu hết các quốc gia Trung Đông đều có mối thù địch lịch sử với Washington; không ít chính phủ đã công khai ý định giao dịch dầu mỏ bằng các loại tiền tệ khác, kết cục đều bị Mỹ mang bom đạn đến lật đổ.
Israel tuy ở Trung Đông nhưng khác biệt với phần còn lại, phù hợp để Mỹ dựng thành chốt chặn “canh gác” trong khu vực. Đó cũng là cách mà người Mỹ đang tận dụng mối thù không đội trời chung giữa Do thái và Hồi giáo.
Có thể bạn quan tâm
Xung đột Israel – Hamas sẽ thay đổi thế giới như thế nào?
04:00, 17/11/2023
Xung đột Israel - Hamas vẫn nóng, giá dầu giảm mạnh vì đâu?
04:00, 12/11/2023
Xung đột Israel - Hamas: Thử thách tham vọng ngoại giao của Trung Quốc
03:30, 08/11/2023
Xung đột Israel - Hamas: Châu Âu run rẩy vì "vàng đen"
04:30, 07/11/2023
Xung đột Israel – Hamas: Hé lộ "bế tắc" của Liên Hợp Quốc
03:00, 07/11/2023