Thanh Hóa: Xây dựng thành công “thương hiệu” hấp dẫn nhà đầu
Đến nay, Thanh Hóa đã thành công trở thành địa phương có thương hiệu “hấp dẫn” đón đầu nhiều dự án lớn được các nhà đầu tư trong nước và quốc tế tin tưởng lựa chọn.
Để có được sự tin tưởng, uy tín, cùng lực hấp dẫn các dự án lớn bởi nhà đầu tư được hưởng lợi trực tiếp từ điều kiện thiên nhiên cũng như chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa nỗ lực hoàn thiện hạ tầng giao thông, cơ sở hạ tầng kết hợp với những chính sách ưu đãi hỗ trợ khi nhà đầu tư tìm đến tỉnh Thanh Hóa.
>>Thanh Hóa: Nhiều giải pháp phát triển kinh tế biển
Cụ thể, Thanh Hóa có hệ thống giao thông thuận lợi với đầy đủ các loại hình đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển và đường hàng không kết nối với các tỉnh thành trong nước và quốc tế.
Riêng hệ thống cảng biển Nghi Sơn có thể tiếp nhận tàu đến 10 vạn tấn đang được xây dựng trở thành trung tâm logistics lớn của cả nước và khu vực Bắc Trung bộ.
Cảng hàng không Thọ Xuân được Chính phủ quy hoạch và xây dựng thành cảng hàng không quốc tế trước năm 2025. Tỉnh Thanh Hóa có Khu kinh tế Nghi Sơn với diện tích 106.000 ha, là khu kinh tế ven biển đa ngành đa lĩnh vực có hệ thống hạ tầng đồng bộ, vận hành theo cơ chế ưu đãi đặc biệt hấp dẫn nhất trong cả nước.
Ngoài ra, Thanh Hóa còn quy hoạch 19 khu công nghiệp trọng điểm ngoài Khu kinh tế Nghi Sơn có hạ tầng đầy đủ để thu hút các dự án đầu tư lớn phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
>>Thanh Hóa kết nối, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm công nghiệp nông thôn
>>Thanh Hóa: Sự phục hồi của ngành du lịch
Hiện nay, Thanh Hóa đang định hướng phát triển bốn trung tâm kinh tế động lực, gồm trung tâm động lực TP.Thanh Hóa – Sầm Sơn, trung tâm động lực phía Nam khu kinh tế Nghi Sơn, trung tâm động lực phía Bắc Thạch - Thành Bỉm Sơn, trung tâm động lực phía Tây Lam Sơn - Sao Vàng.
Sáu trụ cột tăng trưởng của xứ Thanh được xác định gồm: Công nghiệp chế biến, chế tạo; Nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao có giá trị gia tăng cao; Du lịch; Y tế, Nguồn nhân lực; Phát triển hạ tầng. Hình thành 6 hành lang kinh tế kết nối với thủ đô Hà Nội, các tỉnh phía Bắc, Bắc Trung bộ và Lào.
Đồng thời, Thanh Hóa luôn quan tâm đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền điện tử hướng tới xây dựng chính quyền số, thực hiện mục tiêu đến 2025 các chỉ số như PAR Index, PCI và PAPI nằm trong nhóm 10 tỉnh, thanh phố dẫn đầu cả nước. Qua đó, kiến tạo một môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn.
Về cơ chế chính sách đầu tư, hiện nay tỉnh Thanh Hóa áp dụng cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo nguyên tắc nhà đầu tư được hưởng mức ưu đãi cao nhất về quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ ở mức thấp nhất trong khung quy định.
Trong đó, ngoài áp dụng các chính sách ưu đãi của Trung ương về tiền thuê đất, thuê mặt nước, về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu và ưu đãi về các dự án đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, Thanh Hóa còn ban hành các chính sách riêng đối với các nhà đầu tư trên từng lĩnh vực cụ thể
Xây dựng Thanh Hóa trở thành trung tâm lớn của vùng và cả nước về công nghiệp chế biến, chế tạo; trọng tâm là đẩy mạnh phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn thành trung tâm năng lượng của cả nước với hạt nhân chính là các sản phẩm của Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, các ngành công nghiệp năng lượng (gồm Nhiệt điện, điện gió và điện – khí LNG); thu hút đầu tư các dự án có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, như: Điện tử viễn thông, công nghiệp dược phẩm, thiết bị y tế.
Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế, như: Xi măng, thép; đẩy mạnh liên kết để nâng cao chất lượng, hạ giá thành, tạo dựng thương hiệu, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hoạt động đầu tư đạt kết quả tích cực trong bối cảnh gặp rất nhiều khó khăn, thách thức; tổng huy động vốn đầu tư phát triển ước đạt 138.919 tỷ đồng, bằng 95,8% kế hoạch và tăng 0,9% so với cùng kỳ.
Hoạt động đối ngoại gắn với xúc tiến đầu tư được chú trọng”; các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã tiếp và làm việc với nhiều tổ chức quốc tế, các Tập đoàn, nhà đầu tư trong và ngoài nước để kêu gọi, giới thiệu về tiềm năng, cơ hội đầu tư vào tỉnh và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đầu tư trên địa bàn.
Trong năm qua tỉnh Thanh Hóa đã liên tiếp đòn nhiều đoàn đầu tư nước ngoài về làm việc và khảo sát để đầu tư tại địa phương như các: Đoàn công tác Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Đoàn công tác của nhà đầu tư Ấn Độ, Tập đoàn WHA của Thái Lan Tập đoàn Ramky của Án Độ, Tập đoàn Millennium (Hoa Kỳ), Tập đoàn Compal (Đài Loan), Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản), Tập đoàn Hoa Lợi Tập đoàn SunGroup, Tập đoàn xăng dầu Ptrolimex, Công ty TNHH Vaude Việt Nam Công ty TNHH IFE Engineering Việt Nam.... Ký kết Bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh Thanh Hoá với Công ty TNHH Giày Venus Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư với Công ty TNHH Biomass Fuel Nghi Sơn.
Ngoài ra, đã tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc tại Thanh Hóa Tuần lễ Văn hóa hữu nghị Thanh Hóa – Hỏa Phần năm 2022 và Hội nghị trao đổi kinh nghiệm và hợp tác phát triển giữa 03 tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh.
Kết quả, trong năm đã thu hút được 60 dự án đầu tư trực tiếp (7 dự án FDI), với tổng số vốn đầu tư đăng ký 4.833 tỷ đồng và 71,2 triệu USD; điều chỉnh tăng vốn cho 07 dự án, với số vốn tăng 32,7 triệu USD.
Lĩnh vực đầu tư công được tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu". Đến ngày 30/11/2022, giá trị giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 đạt 7.599 tỷ đồng, bằng 65,4% kế hoạch. Đã hoàn thành việc phân bố đến danh mục và mức vốn cho từng nhiệm vụ, dự án của các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022.
Tại Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVII ông Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa đã khẳng định. Năm 2022, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức; song tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực, nổi bật là: Dịch COVID -19 được kiểm soát tốt, tỷ lệ số ca mắc COVID-19 và tử vong do COVID-19 thuộc nhóm thấp nhất cả nước; tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 12,51%, vượt kế hoạch đề ra, đứng thứ 7 cả nước; thu ngân sách nhà nước vượt 65% dự toán và tăng 20% so với cùng kỳ; thành lập mới doanh nghiệp vượt 20% kế hoạch; chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội tiếp tục được nâng lên; các chính sách sinh xã hội và cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; tai nạn giao thông chuyển biến tích cực, giảm cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ.
Có thể bạn quan tâm
Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hóa phát huy vai trò kết nối
09:48, 10/12/2022
Thanh Hóa: Nhiều giải pháp phát triển kinh tế biển
01:00, 01/12/2022
Thanh Hóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt “rào cản” để chuyển đổi số
00:06, 05/12/2022
Du lịch Camping: Sức hút mới của du lịch Thanh Hóa
03:30, 30/11/2022
Phiên chợ vùng cao - Kết nối giao thương miền tây Thanh Hóa
12:59, 26/11/2022
Thanh Hóa đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số
21:02, 18/11/2022
Quan Sơn (Thanh Hóa): Nỗ lực đưa du lịch phát triển
10:36, 23/11/2022
Thanh Hóa: Kết nối giao thương khu vực Bắc Trung Bộ năm 2022
23:47, 25/11/2022