Chương trình “Chợ phiên vùng cao” đã tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu của 11 huyện miền núi với điểm nhấn là không gian văn hóa vùng cao xứ Thanh.
>>Quan Sơn (Thanh Hóa): Nỗ lực đưa du lịch phát triển
Ngày 26/11, Tại huyện Quan Sơn, du khách đến với "Chợ phiên vùng cao" của 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa, bên cạnh không gian mua bán, du khách được thưởng thức hòa mình vào các chương trình dân ca, dân vũ của người đồng bào Thái, Mường, Dao, Thổ... ca ngợi quê hương mang đậm nét truyền thống của các dân tộc.
Từ sáng sớm hàng nghìn người dân và du khách đã đổ về phiên chợ vùng cao. Phiên chợ có khoảng 11 gian hàng lớn của, bao gồm: khu gian hàng trưng bày và bán các sản phẩm OCOP, nông sản, thủ công mỹ nghệ; khu gian hàng ẩm thực; khu gian hàng giới thiệu nghề truyền thống, văn hóa các dân tộc của 11 huyện miền núi xứ Thanh.
Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Mai Hương - Giám đốc Trung tâm văn hóa tỉnh Thanh Hóa, Ban tổ chức phiên chợ cho biết: “Phiên chợ vùng cao – Chuyện tình Pha Dua" của 11 huyện miền núi tham gia nhằm quảng bá văn hóa, con người và những nét đặc trưng của khu vực vùng cao tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời, tại hội chợ có sự giao lưu thăm gia của nước bạn Lào. Đây sẽ là ngày hội thực sự tái hiện lại phiên chợ vùng cao, không chỉ là giao thương hàng hóa mà còn giao thương văn hóa, ngày hội của các bà con đồng bào vùng cao, chuyện tình làng, nghĩa xóm.
>>Quan Sơn (Thanh Hóa): Dành nguồn lực nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng
>>Kinh tế huyện miền núi Quan Sơn có nhiều khởi sắc
Những hoạt động như thế này góp phần kích cầu thúc đẩy, phát triển du lịch của 11 huyện miền núi nói riêng và du lịch chung của tỉnh Thanh Hóa.
Anh Phạm Huy Lưu, du khách về tham dự phiên chợ vùng cao chia sẻ, tới phiên chợ hôm nay ngoài mua được những đặc sản của vùng miền núi như gạo nếp Cai Nọi sản phẩm đặc sản OCOP của huyện Mường Lát, quả quý Hoi của Bá Thước, thịt trâu gác bếp của Quan Sơn… mình còn được trải nghiệm, tham gia giao lưu văn hóa, văn nghệ cùng các nghệ nhân như hát múa cùng các cô gái Thái, tập đánh còng Chiêng với các nghệ nhân người đồng bào Thổ… Phiên chợ rất hấp dẫn và thu hút, đây là một sự trải nghiệm tuyệt vời.
Đây là dịp, để các doanh nghiệp và địa phương của 11 huyện miền núi có cơ hội được giới thiệu, quảng bá và bán các mặt hàng truyền thống của các địa phương, nhằm khuyến khích cộng đồng các dân tộc và địa phương trong tỉnh đầu tư phát triển nghề thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống. Từ đó tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất tinh thần, dân trí cho nhân dân, giữ gìn và phát huy đặc thù văn hoá mỗi địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Hiệu quả mô hình kinh tế tập thể Yên Bái
18:04, 22/10/2022
Yên Bái: Nhiều hoạt động đón nhận Bằng của UNESCO
07:56, 14/09/2022
Thanh Hóa: Kết nối giao thương khu vực Bắc Trung Bộ năm 2022
23:47, 25/11/2022
Quan Sơn (Thanh Hóa): Nỗ lực đưa du lịch phát triển
10:36, 23/11/2022
Thanh Hóa đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số
21:02, 18/11/2022