Ngày 18/11, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Chương trình đào tạo, bồi dưỡng “Văn hóa Chuyển đổi số cho công tác quản trị Doanh nghiệp vừa và nhỏ Thanh Hóa”.
>>Thanh Hóa: Chuyên gia, doanh nghiệp hiến kế chuyển đổi số
Đây là một trong những chuỗi sự kiện tỉnh Thanh Hóa nhằm đồng hành cùng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chuyển đổi số. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp quan tâm đến hoạt động chuyển đổi số.
Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh và Công ty cổ phần MISA, Công ty CP Truyền thông số ADVTV tổ chức chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh với chủ đề “Văn hóa Chuyển đổi số cho công tác quản trị Doanh nghiệp vừa và nhỏ Thanh Hóa”.
Ông Nguyễn Văn Tước – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại hội nghị, đây là một trong nhiều các sự kiện mà Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thanh Hóa đã và đang tổ chức, nhằm giúp các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng về chuyển đổi số, kinh tế số đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp tiếp cận các dịch vụ, giải pháp sử dụng nền tảng số để chuyển đổi số trong doanh nghiệp, đưa công nghệ số trở thành một trong những yếu tố quan trọng, sống còn của doanh nghiệp trong thời đại ngày nay.
Văn hóa Chuyển đổi số hay nói tắt là “Văn hóa số” sẽ dần được hình thành trên lộ trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, khi doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ vào trong quá trình hoạt động, vận hành. Công nghệ làm tác động và thay đổi cách thức liên kết trong và giữa các bộ phận, niềm tin và thái độ của mỗi nhân sự đối với tổ chức chung. Họ tư duy, hành động và hợp tác trong môi trường công nghệ, và từ đó, tạo nên các giá trị văn hóa doanh nghiệp mới. Với văn hóa số, doanh nghiệp sẽ tạo ra nguồn nhân lực với những giá trị nổi bật như tư duy đột phá tạo ra nhiều ý tưởng mới, có khả năng tự thích ứng với thay đổi của tổ chức, sẵn sàng tiếp thu các phản hồi để biến thành cơ hội mới, chia sẻ hợp tác với nội bộ và khách hàng,... giúp doanh nghiệp luôn tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong dài hạn.
>>Thanh Hóa: Triển lãm chuyển đổi số quy tụ nhiều sản phẩm trí tuệ nhân tạo
>>Chuyển đổi số không mang tính phong trào
Ông Vũ Đức Nhiệm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa chia sẻ tại Hội nghị, tính đến nay toàn tỉnh có 28.512 doanh nghiệp đăng ký thành lập với tổng vốn điều lệ đăng ký đạt 190,4 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ đăng ký bình quân đạt 6,68 tỷ đồng/doanh nghiệp. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đã và đang đóng góp tích cực vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn người lao động trên địa bàn tỉnh. Năm 2021 Thanh Hóa đạt được nhiều kết quả nổi bật trong lĩnh vực phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số. Kết quả về chỉ số chuyển đối số cấp tỉnh,Thanh Hóa xếp hạng 15/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Đứng thứ 2 sau Quảng Ninh trong tứ giác phát triển phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh), và cũng đứng thứ 2 sau Thừa Thiên - Huế trong các tỉnh Bắc trung bộ.
Tuy nhiện, hoạt động chuyển đổi số trong doanh nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Nhận thức về chuyển đổi số còn hạn chế do tâm lý không muốn thay đổi thói quen cũ, sợ rủi ro; Công tác truyền thông để thay đổi nhận thức, thói quen của mọi người trong sử dụng các dịch vụ chuyển đổi số còn hạn chế; nhiều doanh nghiệp còn lúng túng không biết phải chuyển đổi số như thế nào, bắt đầu từ đâu và ưu tiên cái gì trước; nhiều doanh nghiệp khó khăn trong tìm kiếm giải pháp và sản phẩm chuyển đổi số....
Ông Trịnh Văn Biển, Giám đốc Công ty cổ phân MISA tại chương trình đã hướng dẫn các doanh nghiệp những nội dung cơ bản về chuyển đổi số; chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm triển khai thành công các mô hình chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp Thanh Hóa có thể học tập, áp dụng. Đồng thời, giải đáp những khó khăn, vướng mắc và đưa ra các giải pháp trong việc chuyển đổi số cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tại Chương trình ông Nguyễn Hữu Thế, Giám đốc Công ty CP Truyền thông số ADVTV tại Thanh Hóa cũng đã chia sẻ các giải pháp chuyển đổi số, cùng với những sản phẩm công nghệ công của công ty sản xuất để trở thành công cụ để chuyển đổi số. Công ty sẵn sàng đồng hành cùng các đơn vị, sở ngành, doanh nghiệp có mong muốn được chuyển đổi số.
Có thể bạn quan tâm
Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp sản xuất
03:00, 12/11/2022
KINH TẾ 2023: Giải đúng bài toán về chuyển đổi số trong doanh nghiệp
16:16, 17/11/2022
Hải Phòng: Chuyển đổi số trong ngành du lịch nâng cao trải nghiệm của du khách
21:58, 16/11/2022
“76% dự án chuyển đổi số thất bại” (Phần 2)
05:05, 13/11/2022
“76% dự án chuyển đổi số thất bại” (Phần 1)
13:21, 12/11/2022