Phiếm đàm nước Mỹ trong thời khắc chuyển giao
Dù là ai nắm quyền thì bản chất nước Mỹ vẫn không bao giờ thay đổi.
Sáng trà đá với một cán bộ lão thành đã hưu, ông bảo khi đi làm chỉ nắm cái chức nho nhỏ mà những ngày cuối cùng ở cơ quan không sao dấu được cảm xúc, một chút bồi hồi, một chút tự ái. Thế thôi mà đã nghỉ được 3 năm, cú sốc tâm lý đã lắng nhưng cứ cảm giác mình như người thừa.
Và hôm nay cũng là ngày đặc biệt với người đàn ông quyền lực nhất thế giới, Tổng thống Mỹ Donald Trump, thời gian nắm quyền lực hô phong hoán vũ chỉ còn tính bằng giờ.
Hẳn là Trump rất buồn, một phần vì tâm lý “người nghỉ hưu”, phần vì sự thất bại có phần cay đắng, vượt trội J. Biden ở nhiều chỉ số đánh giá quan trọng nhưng Trump vẫn không được người Mỹ lựa chọn trao quyền lực.
Đó là sự cám dỗ lẫn khổ đau của hương vị mang tên quyền lực là tính cách của chính trị, là sự vụt tắt của một chính trị gia mang đặc điểm “ngôi sao”, kết thúc một khuynh hướng tuy đầy mới lạ, kích thích nhưng không được lòng đại đa số.
Sau nhiều biến cố, cuối cùng ngày 20/1 lịch sử với nước Mỹ cũng đến - ngày mà người dân Mỹ chính thức tận thấy người chèo lái đất nước mình ít nhất 4 năm tới và phần còn lại của thế giới cũng bước vào tâm lý sẵn sàng thay đổi.
Sở dĩ nói vậy là bởi, nhất cử nhất động tại phòng Bầu dục trong Nhà trắng quyền lực tất thảy tác động đến chúng ta, từ miếng cơm manh áo, công ăn việc làm, điều kiện sống và cả những thứ tưởng chừng như rất nhỏ nhặt khác xung quanh chúng ta.
Chỉ đơn cử một việc, không ít người ở quê tôi theo dõi kết quả bầu cử Mỹ chỉ để biết bản thân và gia đình có được đi Mỹ hay không. Nếu là Trump cánh cửa xuất ngoại sẽ đóng lại, là Biden, cơ hội cập bến miền đất hứa rộng hơn bao giờ hết.
Ngay lúc này, phía Nam nước Mỹ nơi giáp với Mexico đã có hơn 10.000 người tứ xứ đến từ nhiều quốc gia rồng rắn kéo về đây ngóng chờ thời khắc 12h trưa ngày 20/1 (giờ Mỹ) trôi qua để được nhập cư vào Mỹ.
Tất cả đều trông chờ vào Mỹ, chiến tranh hay hòa bình, phát triển hay tụt hậu, xung đột hay hòa hợp, hàn gắn hay rạn nứt,…nhưng lạ lùng thay Mỹ cũng chưa bao giờ cam kết làm điều gì đó gọi là có lợi cho đại cục - chỉ có quyền lợi Mỹ là tất cả!
Đôi khi, cái nước Mỹ đủng đỉnh đùng đoàng kia cũng sẵn sàng phá bỏ bất cứ quy tắc, luật lệ quốc tế nào nếu họ muốn, và khi cần họ lại nhắc đến khuôn khổ, phép tắc như một điều hiển nhiên “chân lý thuộc về kẻ mạnh”.
Lần này thì sao? Cũng vậy thôi, không phải bây giờ chúng ta mới biết về “ông Joe Biden” về tính cách, chính sách, khuynh hướng chính trị của ông, lịch sử Mỹ đã có hàng chục “ông Biden” như vậy.
Thế giới này chỉ có trên và dưới, hơn và thua, được và mất, giàu và nghèo, mạnh và yếu, không thể có cái gọi là đại đồng bình đẳng. Bản thân nước Mỹ - dù là ai nắm quyền thì cũng cốt làm sao không cho ai theo kịp mình.
Joe Biden chiến thắng, đảng Dân chủ chiến thắng không có nghĩa là nước Mỹ chiến thắng. Giờ đây Washington phải đối mặt với nhiểu thách thức, nhiệm kỳ của Joe Biden không hề êm ái.
Có thể bạn quan tâm
Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ không ảnh hưởng đến bất động sản công nghiệp Việt Nam
05:00, 19/11/2020
Giành 302 phiếu đại cử tri, ông Biden chính thức đắc cử Tổng thống Mỹ
05:50, 15/12/2020
Cận cảnh siêu xe Cadillac của Tổng thống Mỹ - Quái thú nặng 9 tấn với khả năng phóng vũ khí hạt nhân
10:01, 19/01/2021
Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ - “kẻ cười, người thất vọng”!
15:41, 14/11/2020
Biden đắc cử Tổng thống Mỹ, ngành hàng nào sẽ hưởng lợi?
04:30, 11/11/2020
Thông điệp ấm áp từ các cựu Tổng thống Mỹ gửi tới tân Tổng thống Joe Biden
07:55, 08/11/2020
Ông Joe Biden kêu gọi đoàn kết sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ
06:30, 08/11/2020
Giá vàng sẽ ra sao sau bầu cử Tổng thống Mỹ?
04:30, 08/11/2020