Vai trò dầu mỏ với chiến sự Nga - Ukraine
Dầu mỏ là động lực để Nga tấn công Ukraine, cũng vì dầu mỏ mà Mỹ và châu Âu gián tiếp tham chiến.
>>Thế "chân vạc" sau chiến sự Nga - Ukraine
Sẽ không thể đầy đủ nếu nhìn chiến sự Nga - Ukraine chỉ với góc nhìn an ninh quốc gia, nước lớn lấn át nước nhỏ. Trong mọi cuộc chiến người ta đều tìm kiếm thứ gì đó có giá trị thực tế chứ không phải là xác người và hàng đống đổ nát vô dụng!
Lần này chiến sự Nga - Ukraine cho thấy rõ tầm quan trọng của năng lượng - dầu mỏ và khí đốt. Nó vừa là nguyên nhân vừa là kết quả để các bên nhanh chóng vào cuộc bất chấp các tổn thất vô cùng nặng nề về đạo đức, ngoại giao, chính trị, xã hội.
Đầu tiên, Nga lấy gì đối chọi với Mỹ và châu Âu? Con bài ẩm mà ông Putin cảm thấy chắc chắn nhất cho bệ đỡ tấn công Ukraine chính là dầu khí. Logic của Moscow ở đây là: Phương Tây chẳng dám ép Nga đến đường cùng - vì 2,7 tỷ thùng dầu mỗi năm do Nga cung cấp cho nền kinh tế toàn cầu, một nửa trong đó sang các nước NATO; châu Âu không thể bình an nếu khí đốt Nga ngưng chảy!
Putin vượt qua nỗi sợ hãi từ Mỹ để xây đường ống phương Bắc 2, tăng gấp đôi lưu lượng dầu khí bán sang châu Âu, chiếm độc quyền thị trường khát “vàng đen” nhất toàn cầu. Châu Âu vừa mừng vừa lo về dự án này, còn Mỹ kiên quyết phản đối vì sợ châu Âu rơi vào tay Nga!
Châu Âu mang nỗi ám ảnh khủng hoảng năng lượng do phụ thuộc quá nhiều vào “nước Nga của Putin” nên “lục địa già” sẵn sàng đồng thanh tương ứng với Washington trong vấn đề cấm vận kinh tế Nga.
Chiến tranh Ukraine có thể được xem là cái cớ tuyệt vời để Mỹ đánh đòn chí mạng vào ngành công nghiệp năng lượng Nga. Ông Joe Biden tỏ ra quyết tâm sau khi điện đàm với lãnh đạo UAE và Saudi Arabia - chưa biết Tổng thống Mỹ định nói gì vì cả hai không tiếp chuyện!
Nhà trắng cũng mau chóng nối lại đàm phán, nới lỏng cấm vận với Venezuela và Iran, cũng chưa biết ông Biden muốn các nước này bán thêm dầu hay cấm tiệt! Tuy nhiên, tất cả động thái trên đều là nỗ lực thúc đẩy “liên minh dầu mỏ” mới để cô lập Nga.
Nga mất quyền bán dầu nghĩa là thị trường nằm chắc trong tay Mỹ. Nhưng tại sao Mỹ không giải phóng trữ lượng dầu đá phiến khổng lồ cứu nguy châu Âu, giảm nhiệt thị trường? Nhà trắng không vội, hãy để châu Âu giãy dụa kiệt cùng rồi “rót” dầu cũng chưa muộn.
Rõ ràng Mỹ tính toán cho chặng đường dài khi tích cực lôi kéo các nước giàu trữ lượng dầu mỏ cùng hợp sức, cái chính là muốn sử dụng của người trước, để dành của mình.
Một số quốc gia xuất khẩu dầu ở Bắc Âu và Trung Đông kiếm cả đống tiền với giá dầu 130 USD/thùng những ngày đầu chiến sự Nga - Ukraine nổ ra. Rõ ràng những ông chủ doanh nghiệp khai thác dầu đá phiến Mỹ tìm mọi cách để giữ giá!
Vài thập kỷ nay Mỹ luôn thực thi một trong hai trạng thái về giá dầu: Một là giảm sản lượng khai thác trong nước, nhập khẩu tương đối để đẩy giá dầu đi lên; hai là, gây sức ép với OPEC để tránh tình trạng khai thác ồ ạt, khiến dầu thô mất giá, song song là duy trì hệ thống petrodollars.
Có thể bạn quan tâm
Thế “chân vạc” sau chiến sự Nga - Ukraine
06:15, 21/03/2022
Chiến sự Nga - Ukraine cần điều kiện gì để chấm dứt?
06:22, 16/03/2022
Chiến sự Nga - Ukraine khiến châu Âu bất an
05:30, 10/03/2022
Chiến sự Nga - Ukraine và nghịch lý cấm vận
04:30, 09/03/2022
Chiến sự Nga - Ukraine, thế giới nơm nớp lo cái ăn
16:00, 07/03/2022