Coteccons “hụt hơi”
Công ty CP Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) dường như đang ngày càng lùi xa ngôi vị đầu ngành xây dựng khi lợi nhuận liên tục sụt giảm, cổ phiếu “lao dốc” và năng lực chia cổ tức yếu dần…
Nhiều nhà đầu tư đầu tư trên thị trường ví von rằng, thời xây tháp của Coteccons đã không còn.
Trên đỉnh quá khứ
Coteccons lên sàn vào năm 2009. Từ một tân binh nhỏ, Coteccons liên tiếp nhiều năm giữ mức chia cổ tức 10%. Giai đoạn 2015-2018 có thể ví là thời kì huy hoàng của Công ty này với giá cổ phiếu có lúc chạm đỉnh 230.000đ/cp. Đây cũng là giai đoạn Coteccons liên tiếp chia cổ tức bằng tiền mặt còn vượt cả Vinamilk, đạt từ 50-55%/ năm.
Năm 2018, Coteccons ghi dấu ấn sâu đậm trên thị trường Châu Á khi đồng hành cùng Vingroup để trở thành nhà siêu xây dựng nội địa, triển khai thi công thành công tòa tháp Landmark 81 cao nhất Việt Nam và nằm trong top 10 thế giới. Khi đó, Coteccons có một vị thế mà bất kỳ nhà xây dựng trong nước lẫn nước ngoài đều phải ngước nhìn.
Tuy nhiên, cuối năm 2018 khi Coteccons đạt dấu mốc đỉnh cao về vị thế thương hiệu, hoạt động kinh doanh của công ty đã bắt đầu có dấu hiệu suy giảm với lãi ròng giảm 8,6%, các khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh 41%, trong đó, khoản thu lớn hơn 1.000 tỷ đồng thuộc về Công ty Bất động sản Ngôi sao Việt của tập đoàn Tân Hoàng Minh, dẫn đến dòng tiền kinh doanh âm đến gần 1.000 tỷ đồng– một dấu hiệu của hoạt động xây dựng gắn cùng các dự án lớn và bị nợ đọng cao.
54,5 tỷ đồng là lợi nhuận ròng hợp nhất quý 1/2021 của Coteccons, giảm 55,8% so với cùng kỳ 2020.
Chưa hết khó khăn
Sau câu chuyện từ lùm xùm đến “thay máu” toàn diện tại Coteccons năm 2019-2020, Coteccons đã gặp nhiều khó khăn hơn năm 2021 mà nguyên nhân chính do:
Thứ nhất, Công ty CP Đầu tư Xây dựng Ricons, đơn vị trực tiếp thi công tháp Landmark 81, cũng là công ty liên kết mà Coteccons sở hữu 14,87%, đang trở thành đối thủ của chính Coteccons khi hàng loạt cựu lãnh đạo rời Coteccons đã chọn nơi đây làm bến đỗ.
Thứ hai, lãi ròng quý I/2021 tiếp tục giảm mạnh chỉ còn 54,5 tỷ đồng. Tác động mạnh của giá nguyên vật liệu xây dựng đối với nhà thầu được cho là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả này.
Theo kế hoạch kinh doanh năm 2021, Coteccons dự kiến đạt doanh thu 17 nghìn tỷ VND, tăng 20% và lợi nhuận sau thuế 340 tỷ VND, tăng 2% so với năm 2020. Đây là kế hoạch được đánh giá có phần thận trọng, nhưng thể hiện quyết tâm của ban lãnh đạo mới trong bối cảnh công ty vừa cơ cấu lại. Coteccons hiện có lợi thế để đạt quyết tâm trên do giá trị hợp đồng chuyển tiếp đến cuối năm 2020 là 9 nghìn tỷ VND, tất cả có thể sẽ được ghi nhận hết trong năm 2021.
Nhưng vấn đề đặt ra là khi các hợp đồng dài hạn chuyển tiếp kết thúc, Coteccons có thể khai thác tiếp những hợp đồng mới có giá trị lớn trong dài hạn, mà Coteccons sẽ không cạnh tranh giá, ưu tiên siết chi phí và cắt giảm công nợ - tức cắt giảm điều kiện thương lượng cùng đối tác?
Cổ đông Coteccons đang bày tỏ nghi ngại với kế hoạch doanh thu từ trở lại 1 tỷ USD, nay xuống chỉ còn 71%, bằng phản ánh vào giao dịch cổ phiếu CTD ở mức rất thấp chỉ quanh 54.000đ/cp với thanh khoản èo uột hơn. Công ty Chứng khoán Phú Hưng nhận định trong ngắn hạn, kết quả kinh doanh của Coteccons sẽ còn phải chịu ảnh hưởng từ chu kỳ ngành bất động sản và quá trình tái cấu trúc của công ty.
Có thể bạn quan tâm
Lo ngại về triển vọng tăng trưởng của Coteccons
11:33, 02/12/2020
Coteccons sẽ tìm lại quỹ đạo mới như thế nào?
11:09, 22/10/2020
Tương lai mịt mù ở Coteccons
04:30, 17/10/2020
Coteccons phát triển ra sao dưới thời ông Nguyễn Bá Dương?
11:00, 07/10/2020
Ông Lý Xuân Hải xuất hiện ở Coteccons với vai trò gì?
11:53, 06/10/2020
Đại gia Nguyễn Bá Dương từ nhiệm, Coteccons sẽ sang trang mới?
11:00, 06/10/2020