Công nghiệp tái chế phát triển mạnh hơn từ năm 2024
Khi quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2024, ngành công nghiệp tái chế dự báo chuyển mình mạnh mẽ
>>>Tái khởi nghiệp, “lão làng” ngành nhựa hưởng lợi từ kinh tế xanh
Ông Lê Anh - Giám đốc Phát triển bền vững Nhựa tái chế Duy Tân:
Những sản phẩm nhựa trước đây có rất nhiều hướng đi như chôn lấp, vứt bừa bãi khắp nơi… nên chỉ có một vòng đời. Hiện nay, với công nghệ hiện đại, sản phẩm nhựa thu về đã có vòng tuần hoàn mới với vòng đời tăng lên gấp 50 lần. Đây là bước phát triển rất lớn cho ngành tái chế nói chung và nhựa tái chế nói riêng.
Nhiều người đang nghĩ tái chế là trách nhiệm của các doanh nghiệp, các nhà sản xuất nhưng thực tế đây là cơ hội, một thị trường nhiều tiềm năng. Nhà máy sản xuất nhựa tái chế của Duy Tân với nhiều chứng nhận đạt được, trong đó có chứng nhận khắt khe của Mỹ đã xuất khẩu sản phẩm nhựa tái chế đến nhiều thị trường lớn.
Trên thế giới, hiện rác thải không phải là rác thải. Sử dụng đúng cách, rác thải có thể trở thành tài nguyên. Vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên này như thế nào còn phụ thuộc vào nguồn lực đầu tư.
Tại Việt Nam, tái chế là ngành công nghiệp mới mẻ nhưng đang chuyển mình mạnh mẽ sau khi nhiều đơn vị tái chế trong nước như tái chế bao bì giấy, kim loại, nhựa… phát triển. Đặc biệt, từ ngày 1/1/2024, theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường, trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) chính thức có hiệu lực, thị trường Việt Nam có nhiều hơn các đơn vị tái chế, đa dạng chủng loại vật liệu, mang tới kỳ vọng về một môi trường xanh - sạch - đẹp hơn.
Tuy nhiên, để ngành công nghiệp tái chế phát triển mạnh mẽ hơn cần thực hiện tốt hơn việc phân loại rác tại nguồn. Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà các quốc gia ở Đông Nam Á đang gặp phải vấn đề tồn tại là phân loại rác thải tại nguồn chưa tốt.
Chúng tôi thu về 100 tấn nhựa nhưng chỉ 50 tấn có thể tái chế từ chai nhựa thành chai nhựa, còn lại phải tái chế thành các sản phẩm khác như xơ sợi, dệt vải. Việc phân loại không tốt khiến chất lượng chai nhựa thu được chưa cao làm giảm tỷ lệ tái chế từ chai nhựa thành chai nhựa.
Năm 2025 Việt Nam sẽ áp dụng phân loại tại nguồn triệt để, tồn tạo trên hy vọng được khắc phục sẽ hỗ trợ ngành công nghiệp tái chế phát triển. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức để cùng nhau tái chế bởi hiện nay nhiều người tiêu dùng còn tâm lý e ngại với sản phẩm tái chế.
Có thể bạn quan tâm
FrieslandCampina VN cùng Trường Thịnh và Đồng Tiến hợp tác chiến lược nâng cao năng lực thu gom và tái chế bao bì.
11:15, 16/11/2023
Máy tái chế nhựa tại chỗ - có vẫn hơn không
01:30, 23/10/2023
Cần điều chỉnh hợp lý hơn với định mức chi phí tái chế
13:41, 29/08/2023
Vướng mắc về định mức chi phí tái chế - Tiềm ẩn hệ lụy gì cho doanh nghiệp?
12:30, 27/08/2023
Vướng mắc về định mức chi phí tái chế - Đâu là bản chất của vấn đề?
04:00, 26/08/2023
14 Hiệp hội doanh nghiệp tiếp tục kiến nghị “gỡ vướng” về định mức chi phí tái chế
03:58, 22/08/2023
Dự thảo về định mức chi phí tái chế: Nên bỏ chi phí quản lý hành chính 2%
04:00, 30/07/2023
Công ty khởi nghiệp Ento tăng nguồn tài trợ để mở rộng tái chế chất thải thực phẩm ở SG
01:59, 04/07/2023
Công ty khởi nghiệp Samsara Eco hợp tác với Lululemon ra mắt nylon và polyester tái chế
01:27, 22/05/2023
Thu gom và tái chế vỏ hộp giấy đựng đồ uống đã qua sử dụng tại Aeon Mall ở Hà Nội
16:48, 20/05/2023
Giải quyết “nút thắt” về tái chế trong kinh tế tuần hoàn
12:01, 14/03/2023
Tìm cơ hội khởi nghiệp từ tái chế pin
13:09, 03/12/2022
Tập đoàn TCP đặt mục tiêu sản xuất bao bì tái chế 100% trước năm 2024
10:00, 25/11/2022
Ngôi trường bằng nhựa tái chế đầu tiên được bàn giao cho trẻ em vùng cao
10:00, 10/09/2022