KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: "Thẻ xanh" sẽ giúp "phá băng" cho ngành du lịch

KHÁNH HÀ 26/09/2021 06:00

Theo dự báo của các chuyên gia, ngành du lịch Việt Nam cần ít nhất 5 năm để phục hồi.

Ngành lữ hành, lưu trú và ăn uống chịu tác động vô cùng nghiêm trọng, kéo dài từ năm 2019 đến nay. Hiện tại ngành du lịch toàn quốc chỉ còn khoảng 2.200 doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh lữ hành với phần lớn các doanh nghiệp chuyển sang kinh doanh lữ hành nội địa; người lao động ngành du lịch bắt buộc phải chuyển đổi nghề khác để kiếm sống, dẫn tới nguy cơ thiếu hụt nhân lực khi du lịch khôi phục trở lại; đến hết tháng 6/2021, số cơ sở lưu trú du lịch trong toàn quốc là 37.000 với 780.000 buồng; công suất phòng trung bình cả nước chỉ đạt 15%, nhiều nơi dưới 10%, nhiều cơ sở sau thời gian hoạt động cầm chừng phải đóng cửa. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tiếp tục sụt giảm trong 6 tháng đầu năm 2021, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2021. Theo dự báo của các chuyên gia, ngành du lịch Việt Nam cần ít nhất 5 năm để phục hồi.

Trong 9 tháng qua, các doanh nghiệp ngành du lịch chỉ kinh doanh được 3 tháng mà chỉ có khách trong nước không có khách quốc tế. Khách quốc tế đóng cửa từ tháng 3/2020 đến giờ, nếu có thì chủ yếu là chuyên gia. Các khách sạn nhà hàng, lữ hành vận chuyển và dịch vụ, hầu như là dừng hết, đóng cửa 100%.

Trong 9 tháng qua, các doanh nghiệp ngành du lịch chỉ kinh doanh được 3 tháng mà chỉ có khách trong nước không có khách quốc tế.

Trong 9 tháng qua, các doanh nghiệp ngành du lịch chỉ kinh doanh được 3 tháng mà chỉ có khách trong nước không có khách quốc tế.

Nhiều hệ thống trung tâm du lịch, giải trí từ 18 triệu khách quốc tế và 83 triệu lượt khách nội địa thì đến tháng 6/2021 tất cả chỉ là con số 0, hàng vạn lao động doanh nghiệp và lao động thất nghiệp. Riêng Vietravel giảm nặng.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) cho biết, là đơn vị đứng đầu ngành du lịch với 1.700 nhân viên, có thời điểm đếm cơ quan chỉ còn 15-20 người để duy trì hoạt động hành chính thông thường.

Doanh thu của Vietravel một năm 7.000 - 8.000 tỷ đồng/một năm, đến giờ này thì đang lo không đạt được 10% so với con số đó. Nếu từ nay đến quý 4, Chính phủ cho đi “thẻ xanh, thẻ vàng”, tâm lý dân được giải toả thì may ra doanh thu của Vietravel đạt được 10% của năm 2019. Vietravel chưa từng nghĩ bị Covid-19 đánh vật về quãng 2007-2006, chúng tôi lùi lại "trạng thái" của thời điểm 15-16 năm trước.

Lãnh đạo Vietravel nói: "Chúng tôi rất bi quan, không biết ngành du lịch có tồn tại được không? Trong bối cảnh các nước xung quanh mở lại du lịch như châu Âu, Mỹ du lịch phục hồi nhanh dịp hè, ngay Trung Quốc chưa mở cửa quốc tế nhưng du lịch nội địa phục hồi lại gần như bằng trước dich.

Đây là tín hiệu rất sốt ruột, lo lắng khi mà Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia đang mở cửa đón khách. Dĩ nhiên chúng ta muốn mở phải an toàn vì tỉ lệ tiêm vaccine rõ ràng Việt Nam thì chưa bằng các nước xung quanh nên chưa yên tâm khi mở cửa. Ngay phú Quốc, họp nhiều phiên để mở cửa đến sát ngày mở thì lại bùng dịch, giờ này đang dập dịch và dự kiến chuyển sang cuối tháng 11 dù cho đây là vùng thí điểm".

Tình hình du lịch đến cuối năm còn khó nữa, dự báo du lịch mất hết năm 2021 này và bắt đầu từ tháng 1/2022 mới hồi phục được. Và đây là dự báo rất xấu.

Tình hình cấp thẻ xanh thẻ vàng, theo ông Kỳ, mỗi tỉnh thành tự đặt ra theo tiêu chuẩn của mình, du khách khó đi xuyên vùng tỉnh này sang tỉnh kia vì có khi không hợp giữa các địa phương khác nhau. Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về Covid-19 cần khẳng định thẻ xanh đi cả nước, không được có rào chắn thì mới khai thông được luồng vận chuyển, giao thông vận tải và từ đó phục hồi du lịch.

Ngành du lịch giờ thu hút được lao động cũng không dễ, khó nhất là gói giải ngân hỗ trợ của Chính phủ nhiều vấn đề quá, chủ trương có nhưng thủ tục nhiều. Tại Vietravel 1.700 người lao động nhưng nhận gói hỗ trợ du lịch thì chỉ có 141 người được nhận theo tiêu chí.

Ông Kỳ nêu vấn đề, tại sao khi hỗ trợ lại đưa về địa phương mà không dùng chính doanh nghiệp đó để hỗ trợ cho người lao động? Bởi lao động có hợp đồng giao kết với doanh nghiệp. "Chính phủ phải tin, coi doanh nghiệp là đồng hành, đối tác chứ không phải đối tượng. "Chúng ta trả thẳng quỹ hỗ trợ vào thẻ lương là xong", Lãnh đạo Vietravel nói đồng thời cho rằng, doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ vào cuộc của nhà nước thông qua định chế cơ chế đưa ra giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong đó có vấn đề Ngân hàng. "Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ngành hàng không rất khó khăn, nên kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tính toán để gỡ khó cho doanh nghiệp", lãnh đạo Vietravel đề xuất.

Ông Phạm Hà, CEO Lux Group - đơn vị chuyên kinh doanh mảng du thuyền cao cấp - cho biết công ty đang nóng lòng chờ ngày mở cửa lại du lịch nội địa. Theo ông, việc quá thận trọng trong lần bùng phát dịch thứ 4 của các địa phương đang khiến doanh nghiệp du lịch khó lại thêm khó.

"Chủ trương bây giờ là sống chung với dịch, không phải như xưa nữa. Do đó, tôi nghĩ các tỉnh phải mạnh dạn mở cửa để kích thích sản xuất kinh doanh. Một số nơi chuyên sống nhờ du lịch như Quảng Ninh cần dứt khoát, mạnh dạn hơn nữa.

Để lâu thêm, doanh nghiệp sống sao nổi. Công ty tôi 9 tháng nay cũng không có doanh thu. Không hỗ trợ, thúc đẩy phát triển du lịch trở lại, doanh nghiệp sao tồn tại được", ông Phạm Hà nêu quan điểm.

Đại diện đơn vị này đánh giá các địa phương đang quá thận trọng do tác động khủng khiếp từ đợt dịch thứ 4. Tuy nhiên, ông Phạm Hà nhấn mạnh việc tiêm vaccine đang được đẩy nhanh hơn và những tỉnh thành như Hải Phòng, Quảng Ninh hoàn toàn đủ điều kiện để mở cửa du lịch trở lại.

"Tiêm chủng là chìa khóa để sống chung với dịch. Với một ngành đúng góp hơn 10% GDP cho nền kinh tế Việt Nam, tôi nghĩ du lịch cần được chú trọng để vực dậy.

việc "ngủ đông" quá lâu cũng khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về cả nguồn vốn lẫn nhân lực. Theo đại diện Lux Group, đơn vị vẫn đang trong trạng thái "ngủ đông chủ động".

Cụ thể hơn, họ vẫn giữ bộ khung chính và có sẵn nhân sự để làm việc trở lại. Tuy nhiên, đây là điều không phải doanh nghiệp nào cũng có thể làm. Ngay cả với Lux Group, CEO thừa nhận họ cũng không thể chịu đựng lâu hơn.Đa số các doanh nghiệp khi được hỏi đều kỳ vọng khái niệm "thẻ xanh" sẽ sớm phổ biến và trở thành cứu tinh cho ngành du lịch.

Hiểu đơn giản, thẻ xanh là giấy chứng nhận cho người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine. Trong tương lai, nhiều doanh nghiệp mong loại thẻ này sẽ trở thành giấy tờ hợp lệ để di chuyển từ vùng này sang vùng khác. Qua đó, du lịch nội địa sẽ trở lại sau khoảng 3 tháng "bất động".

Ông Phạm Duy Nghĩa, Tổng giám đốc Vietfoot Travel, chia sẻ: "Nhiều quốc gia trên thế giới đã thúc đẩy mô hình này với hy vọng hồi sinh nền kinh tế, đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới. Việt Nam chúng ta cũng không phải ngoại lệ".

Sau thời gian dài giãn cánh xã hội, ngành dịch du lịch nói riêng và các ngành kinh tế nói chung đang suy thoái nghiêm trọng. Chính vì vậy, việc áp dụng thẻ thông hành xanh cho tất cả người dân hay doanh nghiệp vào lưu thông, vận chuyển cả đường bộ, đường thủy, đường hàng không được kỳ vọng.

Đại diện công ty này gợi ý thẻ xanh nên được số hóa, tăng sự thuận tiện khi kiểm tra, giám sát người dân. Mặt khác, các tỉnh thành cũng cần có cơ chế rõ ràng trong phương án "di chuyển xanh". Điều này để tránh tình trạng tỉnh A nói tỉnh B cản trở lưu thông của người dân, doanh nghiệp.

"Dĩ nhiên, mọi thứ nên làm từng bước, thí điểm để kiểm chứng hiệu quả. Việc làm dồn dập, đại trà gây khó khăn trong quản lý. Nếu để dịch bùng phát từ tỉnh này sang tỉnh kia sẽ làm hỏng thành quả chúng ta đạt được", ông Nghĩa chia sẻ.

Việc

Việc "ngủ đông" quá lâu cũng khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về cả nguồn vốn lẫn nhân lực.

Theo ông Nghĩa, việc Chính phủ đang đẩy nhanh tiêm chủng cũng mở ra cơ hội phục hồi các dịch vụ, du lịch nội địa. Nó còn tạo đà mở cửa với du lịch quốc tế, góp phần thực hiện nhiệm vụ kép: vừa chống dịch, vừa sớm phục hồi phát triển kinh tế.

Bà Võ Thị Khánh Trang, Phó giám đốc bộ phận Nghiên cứu, Savills Việt Nam nhận định, dịch COVID-19 bắt đầu xâm nhập Việt Nam từ đầu năm 2020, đến nay biến động của ngành du lịch nói chung và ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú nói riêng phụ thuộc hoàn toàn vào công tác kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ.

Theo bà Trang, hiện nay, Việt Nam đang trải qua đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4, cũng là đợt bùng phát nghiêm trọng nhất nên mọi dự báo về ngành du lịch trong năm 2021 vẫn còn phải bỏ ngỏ khi các biện pháp hạn chế đi lại ngày càng bị thắt chặt. Tuy nhiên, trong trung và dài hạn, việc đẩy mạnh tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đã được Việt Nam, cũng như các nước trên thế giới xác định là chiến lược chính yếu để kiểm soát đại dịch và là chìa khóa mở cửa biên giới toàn cầu.

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến khó lường, ảnh hưởng trực tiếp đến ngành du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Kế hoạch triển khai các chính sách kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch, lữ hành.

Trong kế hoạch nêu rõ, việc ưu tiên thúc đẩy nhanh, hiệu quả chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân, người lao động tại các trung tâm du lịch, từng bước mở rộng cả nước. Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho các điểm đến, cơ sở dịch vụ du lịch, nâng cao năng lực y tế phòng, chống COVID-19, tổ chức thực hiện tốt quy định 5K. Các đơn vị chức năng tăng cường hoạt động truyền thông và xúc tiến, quảng bá du lịch, triển khai chiến dịch truyền thông kích cầu du lịch với thông điệp "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam" và "Du lịch Việt Nam an toàn hấp dẫn"...

Các lãnh đạo ngành du lịch, địa phương đều xác định dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp trên thế giới, do vậy ngành du lịch Việt Nam nên tập trung vào khách nội địa. Để thu hút khách, các địa phương phải liên kết, hình thành liên minh kích cầu với những sản phẩm mới, chất lượng.

Với thế mạnh về điều kiện tự nhiên và sự đa dạng sinh học, Việt Nam có lợi thế phát triển dòng sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch xanh nhấn mạnh tới yếu tố "nhỏ là đẹp" – đảm bảo sự khai thác với quy mô nhỏ, tránh được những tác động về môi trường và xã hội.

Có thể bạn quan tâm

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: “Cần hà hơi, thổi ngạt để cứu doanh nghiệp và nền kinh tế”!

    KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: “Cần hà hơi, thổi ngạt để cứu doanh nghiệp và nền kinh tế”!

    20:23, 25/09/2021

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Gỡ khó cho các doanh nghiệp tại Thái Nguyên

    KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Gỡ khó cho các doanh nghiệp tại Thái Nguyên

    17:50, 25/09/2021

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Các doanh nghiệp tiếp vận cần một kế hoạch rõ ràng

    KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Các doanh nghiệp tiếp vận cần một kế hoạch rõ ràng

    17:14, 25/09/2021

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Doanh nghiệp mong mỏi lộ trình mở cửa để sản xuất kinh doanh

    KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Doanh nghiệp mong mỏi lộ trình mở cửa để sản xuất kinh doanh

    17:00, 25/09/2021

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: VECOM đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn

    KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: VECOM đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn

    16:54, 25/09/2021

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp là duy trì sản xuất

    KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp là duy trì sản xuất

    16:44, 25/09/2021

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Doanh nghiệp vận tải mong

    KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Doanh nghiệp vận tải mong "gỡ khó" để vượt bão

    16:39, 25/09/2021

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Mong đợi Chính phủ “bật đèn xanh” cho các ngân hàng

    KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Mong đợi Chính phủ “bật đèn xanh” cho các ngân hàng

    16:33, 25/09/2021

KHÁNH HÀ