KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Gỡ khó cho các doanh nghiệp tại Thái Nguyên

Diendandoanhnghiep.vn Tại Thái Nguyên, các doanh nghiệp vận tải đang rơi vào tình trạng thu không bù đắp chi phí, dù tạm ngừng hoạt động nhưng cũng không thể gánh các khoản chi phí về lãi ngân hàng, khấu hao, bảo hiểm…

hihihih

Các doanh nghiệp vận tải tại Thái Nguyên bị rơi vào tình trạng thu thì không bù đắp chi phí, dù tạm ngừng hoạt động thì vẫn không thể gánh các khoản chi phí về lãi ngân hàng, khấu hao, bảo hiểm…

Doanh nghiệp không gánh nổi các chi phí

Theo Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên, ngành vận tải thuộc nhóm ngành bị ảnh hưởng rất nặng nề của đại dịch. Đến nay, sản lượng vận tải trong tỉnh sụt giảm nghiêm trọng, chỉ đạt 30% đối với xe khách cố định, 20% đối với xe taxi trước thời điểm có dịch. Các doanh nghiệp bị rơi vào tình trạng doanh thu không bù đắp nổi chi phí, dù có tạm ngừng hoạt động thì vẫn không thể gánh các khoản chi phí về lãi ngân hàng, khấu hao, bảo hiểm…

Theo đó, để hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh vận tải vượt qua khó khăn, Hiệp hội Vận tải Ô tô tỉnh Thái Nguyên đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên đề xuất Chính phủ, Bộ Tài chính giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe ô tô đăng ký mới, gia hạn nộp thuế VAT đến hết năm 2022, miễn thuế khoán cho xe hợp tác kinh doanh đang ngừng hoạt động và giảm 50% thuế đối với xe đang hoạt động. Đồng thời, hoãn nộp BHXH đến hết 31/12/2021.

Cùng những khó khăn của ngành vận tải, khối doanh nghiệp ngành du lịch tại tỉnh này cũng nằm trong nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, bởi, thời gian tác động dài nhất (từ Tết Nguyên đán 2019 và sẽ còn kéo dài): không có doanh thu, lao động mất việc làm, trong khi chi phí lãi vay và các chi phí khác vẫn tiếp tục phát sinh. Do vậy, khối doanh nghiệp ngành này cũng kiến nghị miễn hoặc giảm 50% thuế GTGT cho các doanh nghiệp kinh doanh dich vụ nhà hàng, cơ sở lưu trú, vận chuyển, lữ hành, khu du lịch đến hết năm 2021, bên cạnh đó kéo dài thời gian trả nợ Ngân hàng đến hạn, để doanh nghiệp không rơi vào phát sinh nợ xấu.

Liên quan tới chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh trong tình hình mới, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên kiến nghị sửa Chỉ thị 15, 16 cho phù hợp với tình hình mới, bởi hoàn cảnh đã thay đổi không còn phù hợp. Cụ thể, thời điểm đó, thế giới chưa có vaccin, chưa có biến chủng Delta nên quan điểm chống dịch tại Chỉ thị 15,16 là phù hợp. Nói như Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19, sáng 23/9/2021: Tình hình thay đổi thì nhiệm vụ thay đổi, tổ chức thực hiện, lãnh đạo, chỉ đạo cũng phải thay đổi.

Theo đó, cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên kiến nghị Chính phủ, UBND tỉnh trao quyền chủ động trong mô hình và phương thức tổ chức sản xuất cũng như vận hành phòng chống dịch cho doanh nghiệp; Không cực đoan đóng cửa doanh nghiệp nếu lây nhiễm chỉ trong phạm vi hẹp dây chuyền/phân xưởng/bộ phận riêng biệt; Lập tổ công tác đặc biệt để kiểm tra, giám sát lưu thông, chống sách tắc hàng hóa bằng đường dây nóng. Đồng thời, lập Tổ công tác đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp – là thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, có kênh liên lạc trực tiếp với Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng để kịp thời giải quyết các vấn đề nóng của doanh nghiệp.

Ban chỉ đạo phòng chống dịch địa phương cần tăng cường bố trí đại diện của các khối kinh tế, tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp, đại diện các doanh nghiệp, các hội/hiệp hội doanh nghiệp. Doanh nghiệp đảm bảo điều kiện về y tế được mua, vận hành, chứng nhận kết quả test Covid, được miễn, giảm, hỗ trợ liên quan đến: BHXH, kinh phí công đoàn. Tuyên truyền, hướng dẫn người dân, người lao động không kỳ thị, sống chung an toàn với dịch bệnh.

Đối với chính sách về tín dụng, các doanh nghiệp mong muốn không bị đưa vào nhóm nợ xấu. Đối với cá nhân, hộ kinh doanh, DNNVV: cho phép cộng lãi suất Ngân hàng vào dư nợ gốc trong 24 tháng; gia hạn nợ 12 tháng đối với dư nợ ngắn hạn, 24 tháng đối với nợ trung và dài hạn.

hihih

Ngành du lịch tại Thái Nguyên đã sức cùng lực kiệt khi không có doanh thu, lao động mất việc làm, trong khi chi phí lãi vay và các chi phí khác vẫn tiếp tục phát sinh.

Kiến nghị xử lý mâu thuẫn, chồng chéo pháp luật

Đáng chú ý trong những kiến nghị, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục xử ý mâu thuẫn và chồng chéo pháp luật, để minh bạch môi trường đầu tư kinh doanh, đơn giản hết mức các thủ tục hành chính.

Để minh chứng về sự mâu thuẫn và chồng chéo pháp luật, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên đưa ra ví dụ cụ thể, theo Luật Quản lý số 38, tại Khoản 1 Điều 47 quy định khai bổ sung hồ sơ khai thuế:

“1. Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.”

Tuy nhiên, tại điểm a, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 68/2020/NĐ-CP quy định:

“  a) Người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2017; năm 2018 để xác định chi phí lãi vay, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tương ứng (nếu có) và nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 01 tháng 01 năm 2021. Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm thực hiện công tác quản lý thuế, kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành…”

Vậy theo Luật hay theo Nghị định? Vì cả hai đều là văn bản quy phạm pháp luật? Nếu cơ quan chức năng bảo theo Luật thì doanh nghiệp được kê khai bổ sung bất kể lúc nào cũng được trong thời hạn 10 năm, miễn là phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra, theo đó doanh nghiệp được áp mức khống chế 30%. Nếu cơ quan chức năng bảo theo Nghị định, trường hợp doanh nghiệp khai bổ sung sau ngày 01/01/2021 thì cơ quan chức năng không cho áp dụng mức khống chế 30% mà chỉ được áp dụng mức khống chế 20% theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.

Đại diện các doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên cho rằng, việc chồng chéo pháp luật và cách thức giải quyết của cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền ảnh hưởng đến cảm nhận của cộng đồng doanh nghiệp về môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và các địa phương.

Đối với chính sách thuế, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên kiến nghị chi phí hỗ trợ phòng chống dịch nhưng thông qua Hiệp hội, Hội doanh nghiệp ... được xác định là chi phí hợp lý khi xác định thuế TNDN.

Bên cạnh đó, về Dự thảo Nghị quyết của UBTVQH, về ban hành một số giải pháp về miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19, đây là chính sách rất quan trọng, có tác động lớn đến cộng dồng doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Do đó, cac doanh nghiệp đề nghị Chính phủ tiếp thu, lắng nghe ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp để chính sách đi vào cuộc sống, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ ban hành Nghị định này.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Gỡ khó cho các doanh nghiệp tại Thái Nguyên tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713585910 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713585910 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10