KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Cần chiến lược dài và đồng bộ cho nền kinh tế

LINH NGA 25/09/2021 16:00

Việt Nam nên bắt đầu suy nghĩ về những chiến lược dài và đồng bộ. Có 3 cực cần quan tâm: cân đối địa chính trị, hợp tác khoa học công nghệ và phát triển thị trường.

dsd

GS. TS. Nguyễn Đức Khương.

Đó là chia sẻ của GS. TS. Nguyễn Đức Khương, Phó Giám đốc phụ trách nghiên cứu, IPAG Business School (Paris), & Chủ tịch Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) với phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp.

Ông cho biết, tuy khác biệt về không gian, thời gian và mức độ ảnh hưởng nặng nhẹ, nhưng thế giới và Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những thách thức vô cùng lớn đến từ đại dịch COVID-19. Thách thức đó vừa sâu, vừa rộng, tác động trực tiếp đến cuộc sống, sức khoẻ con người, kinh tế, và các hoạt động xã hội.

Vị GS.TS cho rằng, Việt Nam tạo được lòng tin chiến lược quan trọng với hầu hết các quốc gia, là đầu mối quan trọng cho nhiều Hiệp định tự do thương mại tự do thế hệ mới (EVFTA, RCEP...) nên khi bão dịch qua đi, các cơ hội mới vẫn sẽ đến với chúng ta.

Dòng dịch chuyển sản xuất và đầu tư đến Việt Nam nhờ tiềm năng tăng trưởng cao, nền kinh tế mở. Ước tính khoảng 70% giá trị mới được tạo ra trong nền kinh tế trong thập kỷ tới sẽ dựa trên các mô hình kinh doanh nền tảng được hỗ trợ kỹ thuật số, doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế do tính năng động và năng lực tiếp cận số cao, nhanh. 

Chia sẻ về kỳ vọng với Diễn đàn Doanh nghiệp, GS. TS. Nguyễn Đức Khương cho biết, “Tôi có hai kỳ vọng. Tôi mong muốn Việt Nam tìm thấy con đường để đi nhanh hơn và những “điểm nghẽn” được giải quyết”.

fd

Việt Nam tạo được lòng tin chiến lược quan trọng với hầu hết các quốc gia, là đầu mối quan trọng cho nhiều Hiệp định tự do thương mại tự do thế hệ mới (EVFTA, RCEP...).

Ông phân tích, hiện nay tất cả các quốc gia đều khó khăn. Ngay cả các nước đã có tỷ lệ miễn nhiễm cao rồi cũng vẫn gặp khó khăn trong việc đưa người dân trở lại quỹ đạo sống và phát triển kinh tế như bình thường. Điều này cần một sự bứt phá. Do đó, Việt Nam nên bắt đầu suy nghĩ về những chiến lược dài và đồng bộ. Có 3 cực cần quan tâm: cân đối địa chính trị, hợp tác khoa học công nghệ, và phát triển thị trường. 

Bối cảnh thế giới chắc chắn không phải lúc nào cũng yên bình và luôn luôn thay đổi. Các quan hệ về địa kinh tế và địa chiến lược cũng thường xuyên thay đổi, nhất là trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nơi có rất nhiều điểm nóng về địa chính trị. Tìm được điểm cân bằng sẽ giúp môi trường vĩ mô ổn định, không có những rủi ro lớn. 

“Chúng ta cần có hợp tác trọng điểm với những quốc gia có nền khoa học công nghệ tương thích về trình độ và nhu cầu phát triển của Việt Nam, mà chúng ta có thể hợp tác sâu rộng, liên tục, dài hạn để từ đó có chuyển giao công nghệ. Đây là yếu tố then chốt để đưa Việt Nam trở thành một nước phát triển với tầm nhìn 2045” – ông Khương nhấn mạnh.

Đồng thời, ông cho rằng một định vị về nhóm quốc gia có thể phát triển trở thành thị trường xuất khẩu của Việt Nam cũng rất cần thiết. Ngoài các thị trường lớn đã dần thành truyền thống thông qua các hiệp định thương mại mới và cũ (EVFTA, CPTPP, RCEP,…), còn rất nhiều thị trường mới, thị trường tiềm năng như châu Phi. Đại đa số các quốc gia châu Phi có trình độ phát triển khoa học công nghệ và sản xuất kinh doanh, độ mở kinh tế tài chính thấp hơn so với chúng ta. Nếu các ngành công nghiệp của Việt Nam đang phát triển ở mức cao hơn họ, họ cần loại công nghệ và kiểu phát triển ở mức kinh phí có thể chấp nhận được. Khi đó, Việt Nam sẽ có vị trí đứng ở các thị trường. Đó sẽ là thị trường vô cùng rộng mở với chúng ta.

Có thể bạn quan tâm

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Doanh nghiệp Hàn Quốc trông chờ chỉ thị mới từ Chính phủ

    KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Doanh nghiệp Hàn Quốc trông chờ chỉ thị mới từ Chính phủ

    15:52, 25/09/2021

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: “Sức khoẻ” doanh nghiệp suy kiệt

    KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: “Sức khoẻ” doanh nghiệp suy kiệt

    15:46, 25/09/2021

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Tiêm vaccine liên tỉnh bao phủ chuỗi cung ứng

    KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Tiêm vaccine liên tỉnh bao phủ chuỗi cung ứng

    15:14, 25/09/2021

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Doanh nghiệp cần các gói hỗ trợ lãi suất trực tiếp

    KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Doanh nghiệp cần các gói hỗ trợ lãi suất trực tiếp

    15:00, 25/09/2021

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Đồng bộ giải pháp “tái mở cửa” nền kinh tế

    KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Đồng bộ giải pháp “tái mở cửa” nền kinh tế

    15:00, 25/09/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Cần chiến lược dài và đồng bộ cho nền kinh tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO