KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Đồng bộ giải pháp “tái mở cửa” nền kinh tế

Diendandoanhnghiep.vn Đó là khẳng định của ông VŨ TÚ THÀNH - Phó giám đốc điều hành khu vực, Hội đồng kinh tế Hoa Kỳ - ASEAN.

Ông Thành cho rằng cần bắt đầu lộ trình đó ngay bây giờ vì Việt Nam đã đủ điều kiện mở cửa trở lại và vì thị trường thế giới không chờ ai cả.

- Trước thềm “Hội nghị Diên Hồng”, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN có đề xuất giải pháp trọng tâm nào, thưa ông?

Chúng tôi đề xuất chiến lược “Phòng ngừa và kiểm soát đại dịch ở từng khu vực”. Đề xuất này khá tương đồng với chiến lược “kiểm soát dịch theo điểm” mà 14 Hiệp hội doanh nghiệp trong nước đưa ra. Đây là hướng đi đúng, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Theo đó, khu vực sản xuất cần phải tái mở cửa trong trạng thái "bình thường mới” ngay từ bây giờ. Các doanh nghiệp có kế hoạch đảm bảo an toàn phòng dịch rõ ràng và lịch sử thực hiện tốt quy trình sản xuất an toàn phòng dịch cần được “trao quyền tự chủ” lớn hơn và phải được mở cửa trở lại ngay khi họ sẵn sàng, với sự hậu kiểm của cơ quan chức năng.

Các mô hình như 3 tại chỗ, 1 cung đường hai điểm sẽ tạo “bong bóng sản xuất” dù nó là những biện pháp tạm thời hữu ích. Đến thời điểm này, các mô hình này không hoạt động tốt đối với các nhà máy lớn, sử dụng nhiều lao động. Và các mô hình này không bền vững lâu dài, xét về mặt chi phí, hậu cần, và sức khỏe, an toàn và tinh thần của người lao động.

Để chuẩn bị cho Hội nghị Thủ tướng gặp gỡ cộng đồng Doanh nghiệp, DĐDN tiếp tục tập hợp những kiến nghị của các doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp.

Mọi góp ý xin gửi về: toasoan@dddn.com.vn

- Như ông nói, trọng tâm là “trao quyền” chủ động cho các doanh nghiệp. Ông có thể phân tích cụ thể hơn về đề xuất này, thưa ông?

Các doanh nghiệp Mỹ đều có quy trình sản xuất an toàn phòng dịch đã được áp dụng thành công ở các nước khác khi bị dịch bệnh hoành hành còn nặng nề hơn ở các tỉnh miền Nam Việt Nam hiện nay. Vì vậy, họ có khả năng tự chịu trách nhiệm cao trong việc đảm bảo an toàn cho người lao động. Với việc đa số người lao động ở các khu công nghiệp đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin ngừa COVID-19 và các điều chỉnh trong cách tiếp cận kiểm soát dịch và điều trị đang bắt đầu phát huy kết quả tốt, chính quyền các địa phương cần sớm bố trí đủ nhân lực để làm việc với các doanh nghiệp nhằm phê duyệt phương án khôi phục lại sản xuất của họ theo tinh thần của Nghị quyết 105/NQ-CP/2021.

 Hà Nội đã có 615 điểm “vùng xanh doanh nghiệp” được chính quyền địa phương phê duyệt phương án hoạt động

Hà Nội đã có 615 điểm “vùng xanh doanh nghiệp” được chính quyền địa phương phê duyệt phương án hoạt động.

Đặc biệt, các địa phương cần sớm dỡ bỏ các hạn chế đi lại với người lao động đã đáp ứng được các tiêu chí sản xuất an toàn phòng dịch.

- Các doanh nghiệp, cũng cho rằng cần có lộ trình rõ ràng cho việc mở cửa trở lại nền kinh tế ngay từ bây giờ. Quan điểm của ông thế nào về vấn đề này, thưa ông?

Không những cần có lộ trình rõ ràng, mà cần phải bắt đầu lộ trình đó ngay từ bây giờ. Không phải chỉ doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ mất đi các khách hàng quốc tế quan trọng nếu tiếp tục dừng hoạt động trong thời gian tới. Doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian mới khai phá được các thị trường quan trọng cho các nhóm hàng xuất khẩu trong “câu lạc bộ tỷ đô”? Nhưng đánh mất các thị trường đó thì rất dễ, rất nhanh. Thị trường sẽ không chờ ai cả.

- Nhiều cảnh báo chuyển dịch đầu tư ra khỏi Việt Nam cũng đã được đưa ra. Vậy cụ thể xu hướng này với các doanh nghiệp trong Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN như thế nào?

Đến nay thì không còn là cảnh báo nữa! Việc cắt giảm quy mô sản xuất đã diễn ra rồi. Việc chuyển một phần công suất từ Việt Nam sang các thị trường khác cũng như việc dừng chuyển công suất từ một số nước khác sang Việt Nam cũng đã diễn ra rồi. Nếu tiếp tục đóng cửa kéo dài thì xu hướng này đương nhiên sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ hơn.

Chính vì mong muốn ngăn chặn xu hướng này, không để nó diễn biến xấu hơn, các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài đã khẩn thiết đề nghị chính phủ và các cấp chính quyền vào cuộc quyết liệt hơn để sớm mở cửa lại một cách thực chất. Một khi sản xuất thay đổi, rất khó để quay trở lại, đặc biệt là khi dây chuyền sản xuất đã được mở rộng ở nơi khác.

Để duy trì khả năng cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu, kể cả so với Malaysia, Indonesia và Thái Lan, Việt Nam phải hành động ngay từ bây giờ.

- Xin cảm ơn ông!

Kiến nghị “phòng chống dịch theo điểm”

14 hiệp hội ngành hàng lớn nhất nước thuộc các lĩnh vực công nghiệp, thực phẩm, điện tử, chế biến thủy hải sản, đồ gỗ, nhựa, giấy… gửi kiến nghị đến Chính phủ đề xuất chiến lược “Phòng chống dịch theo Điểm” phục hồi sản xuất, kinh doanh an toàn trong bối cảnh chống dịch mới.

Theo các hiệp hội, dịch Covid-19 kéo dài dẫn đến thực trạng nhiều doanh nghiệp đối mặt nguy cơ phá sản, chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế bị đứt gãy.

Các hiệp hội kiến nghị Chính phủ ban hành chỉ thị phòng chống dịch phù hợp với quan điểm và tình hình mới, thay thế chỉ thị số 15 và 16 do dịch bệnh đã chuyển giai đoạn mới, trong đó quan điểm lẫn mục tiêu "Zero COVID-19" đã chuyển sang "sống chung với COVID-19". Chỉ thị mới này cần phải quy định thống nhất các tiêu chí, điều kiện phòng chống dịch - phục hồi kinh tế, và được áp dụng thống nhất trên toàn quốc.

Các hiệp hội kiến nghị Chính phủ cho phép doanh nghiệp chủ động phương án sản xuất, kinh doanh Một kiến nghị quan trọng khác là bỏ khái niệm hàng hóa thiết yếu trong các chỉ thị trên. Cả nước là một vùng, và quản lý dịch theo điểm: không phong tỏa, cách ly theo vùng địa lý mà quản lý phòng chống dịch theo điểm dân cư nhỏ nhất có nguy cơ cao (căn nhà, căn hộ, xóm, tổ dân phố, ngõ phố...).

Đối với việc hỗ trợ phục hồi kinh tế cho doanh nghiệp, các hiệp hội đề xuất Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải, các bộ ngành liên quan và đề nghị Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện miễn, giảm các loại thuế, phí, tiền điện, nước, các biện pháp đã nêu trong Nghị quyết 105/NQ-CP. Đồng thời kiểm tra tiến độ và hiệu quả thực hiện của chính sách hỗ trợ lãi suất ngân hàng, gia hạn nợ, miễn, giảm các loại thuế, phí, tiền điện, nước cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh.

Về giải pháp phòng chống dịch tại điểm sản xuất (hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp dịch vụ, nhà máy, công trình, bến cảng), các hiệp hội đề xuất thực hiện theo các tiêu chí: điểm sản xuất tự chủ lập phương án phòng chống dịch, thực hiện 5K; xét nghiệm xác suất 10% lao động với tần suất 7 ngày/lần. Bộ Y tế ban hành công điện hướng dẫn rõ ràng cho doanh nghiệp toàn quốc về quy tắc test COVID trong nhà máy/doanh nghiệp (bao gồm tỉ lệ số công nhân phải test, thời gian test - cho các trường hợp: chưa tiêm vắc xin, đã tiêm một mũi hoặc hai mũi)...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Đồng bộ giải pháp “tái mở cửa” nền kinh tế tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711623785 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711623785 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10