KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Doanh nghiệp Hàn Quốc trông chờ chỉ thị mới từ Chính phủ

NGUYÊN AN 25/09/2021 15:52

Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc vừa và nhỏ hiện không đủ khả năng hoạt động nếu đại dịch tiếp tục kéo dài và họ vẫn đang chờ đợi chỉ thị mới của Chính phủ.

Trao đổi với báo chí, ông Hong Sun, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc (KOCHAM) cho biết, nhiều công ty Hàn Quốc đã đầu tư vào Việt Nam hiện nay đánh giá tích cực về môi trường đầu tư của Việt Nam, đồng thời, nhiều công ty Hàn Quốc dự kiến sẽ đầu tư vào Việt Nam trong tương lai.

Theo đại diện KOCHAM, Việt Nam tự hào là quốc gia có môi trường đầu tư tối ưu với chi phí lao động thấp cũng như các chính sách ưu đãi của Chính phủ với các doanh nghiệp FDI. Ngoài ra, việc Chính phủ Việt Nam tích cực tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) và ký kết các FTA với Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh, RCEP cũng được đánh giá là có tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu.

ông Hong Sun, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc (KOCHAM)

Ông Hong Sun, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc (KOCHAM)

Cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua, như cho phép nhập cảnh các chuyên gia, rút ngắn thời gian cách ly… Để đạt được mục tiêu kép vừa ngăn chặn đại dịch vừa phát triển, tăng trưởng nền kinh tế, Chính phủ đang rất tích cực phân phối và tìm kiếm nhiều nguồn vaccine. Ở các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM, tỷ lệ tiêm chủng rất cao đã cho thấy nỗ lực rất lớn của Chính phủ Việt Nam trong nỗ lực phục hồi nền kinh tế. Đặc biệt, đợt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 tại các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc đã diễn ra hết sức thành công và chuẩn mực.

“Tôi nghĩ rằng cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam đang có niềm tin rất lớn vào các chính sách kiểm dịch của Chính phủ Việt Nam. Điều này thể hiện ở việc có rất nhiều doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục nỗ lực mở rộng đầu tư vào Việt Nam ngay cả trong tình hình hạn chế di chuyển và xuất nhập cảnh không được tự do vì COVID-19”, ông nói. Đơn cử, cuối tháng 8, LG đầu tư thêm 1,4 tỷ USD cho dự án tại Hải Phòng và nhiều dự án tỷ USD khác cũng đang được các doanh nghiệp Hàn Quốc xem xét.

“Việc hợp tác của Việt Nam với Hàn Quốc - một cường quốc về lĩnh vực công nghệ thông tin, được kỳ vọng sẽ trở nên mạnh mẽ hơn nữa trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Chắc chắn rằng các công ty về lĩnh vực công nghệ của Hàn Quốc sẽ tích cực cân nhắc đầu tư vào Việt Nam”, ông nói.

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, các lĩnh vực như phát triển vaccine, công nghệ sinh học và thành phố thông minh… cũng là các lĩnh vực mà doanh nghiệp quan tâm đầu tư.

Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc đều đang gặp khó khăn, nhất là ở các tỉnh phía Nam. Hơn bao giờ hết, KORCHAM hy vọng rằng môi trường sản xuất kinh doanh của Việt Nam sẽ sớm trở về trạng thái bình thường trong thời gian sớm nhất.

“Chúng tôi hiểu rằng mặc dù Chính phủ Việt Nam đang cố gắng hết sức để có được vaccine, nhưng đây là điều không hề đơn giản do sự mất cân bằng cung cầu và khan hiếm trên toàn thế giới”, ông Hong Sun chia sẻ. Mới đây, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã cam kết cung cấp ít nhất 1 triệu liều vaccine COVID-19 cho Việt Nam vào tháng tới.

Đồng tình rằng doanh nghiệp chưa thể di dời trong ngắn hạn, nhưng Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc cũng cho rằng đẩy nhanh tiêm vaccine và các biện pháp kiểm soát dịch bệnh linh hoạt hơn, bao gồm cả việc hạn chế cách ly và xét nghiệm với người đã tiêm 2 mũi không chỉ giúp Việt Nam củng cố thêm lòng tin của cộng đồng doanh nghiệp mà còn sớm nắm bắt được cơ hội hấp thu thêm dòng vốn FDI mới vượt trội.

Về vấn đề "ba tại chỗ" ông Hong Sun cho biết: "Người lao động không chịu được thời gian lâu dài khi "ba tại chỗ", một hay hai tuần người lao động có thể chịu được nhưng sau đó họ dần trở nên bức xúc.

Các vấn đề vệ sinh, ăn uống khiến nhiều lao động bỏ việc giữa chừng. Thiếu lao động dẫn tới không đủ nhân lực chạy dây chuyền sản xuất. Chưa kể việc "ba tại chỗ" khiến doanh nghiệp phát sinh nhiều chi phí.

Về chuỗi cung ứng bị đứt gãy do các biện pháp giãn cách xã hội được thực thi thiếu đồng nhất, ông Hong Sun cho biết ở khu vực phía Nam, các doanh nghiệp gặp khó khăn nhất về vấn đề linh kiện sản xuất khi các xe vận chuyển nguyên vật liệu bị hạn chế đi lại.

"Một nhà sản xuất lớn phải có công ty phụ trợ cấp 1, cấp 2 cấp 3 nhưng chỉ cần một nhà máy ở địa phương khác không được giao hàng thì chuỗi giá trị đó sẽ bị đứt gãy. Đây là tình huống xảy ra thường xuyên với doanh nghiệp Hàn Quốc ở khu vực phía Nam", Phó Chủ tịch Korcham chia sẻ.

Khảo sát của các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài ghi nhận nhiều cơ hội đầu tư vào Việt Nam sẽ bị bỏ lỡ nếu chính sách giãn cách kéo dài như hiện nay - Ảnh: Tuổi trẻ

Khảo sát của các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài ghi nhận nhiều cơ hội đầu tư vào Việt Nam sẽ bị bỏ lỡ nếu chính sách giãn cách kéo dài như hiện nay - Ảnh: Tuổi trẻ

Với vấn đề thông quan, do dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến việc vận chuyển hàng rất khó khăn, các cảng lớn ở Việt Nam bị ùn ứ, tàu đến cũng không thể đón hàng được.

Có những doanh nghiệp Hàn Quốc vừa và nhỏ hiện không đủ khả năng hoạt động nếu đại dịch tiếp tục kéo dài và họ vẫn đang chờ đợi chỉ thị mới của chính phủ, Ông Hong Sun cho biết.

Dịch bệnh không phải là vấn đề của riêng Việt Nam mà là vấn đề của toàn cầu và nhiều nước đang sống trong thời đại bình thường mới là buộc phải sống cùng với dịch COVID-19. Ông ví dụ nhiều nước đang thử nghiệm sống cùng dịch COVID-19 như Anh, Singapore, Mỹ, các nước đã mở cửa cũng vẫn phải chịu khổ một phần nhưng nhờ vắc xin nên tỷ lệ tử vong đang thấp dần.

Theo đó, Phó Chủ tịch Korcham kiến nghị trước hết Chính phủ cần đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin cho toàn dân.

Thứ hai, Chính phủ nên thay đổi quan điểm về vấn đề giãn cách xã hội nên ở mức độ vừa phải để giảm mức độ thiệt hại về kinh tế. Trong đó, các tiểu thương, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ dễ bị tổn thương nhất.
"Đây là vấn đề cần giải quyết cấp bách. Bởi hệ thống doanh nghiệp như tim của con người giúp máu chảy tới tới khắp các bộ phận để duy trì sự sống", ông Ông Hong Sun nói.

Có thể bạn quan tâm

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Tiêm vaccine liên tỉnh bao phủ chuỗi cung ứng

    KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Tiêm vaccine liên tỉnh bao phủ chuỗi cung ứng

    15:14, 25/09/2021

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Doanh nghiệp cần các gói hỗ trợ lãi suất trực tiếp

    KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Doanh nghiệp cần các gói hỗ trợ lãi suất trực tiếp

    15:00, 25/09/2021

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Đồng bộ giải pháp “tái mở cửa” nền kinh tế

    KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Đồng bộ giải pháp “tái mở cửa” nền kinh tế

    15:00, 25/09/2021

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Cần sẵn sàng phương án đón người lao động trở lại

    KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Cần sẵn sàng phương án đón người lao động trở lại

    14:50, 25/09/2021

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: “Thích ứng an toàn với dịch COVID-19” cần linh hoạt

    KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: “Thích ứng an toàn với dịch COVID-19” cần linh hoạt

    13:20, 25/09/2021

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản gặp khó vì cước vận tải tăng

    KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản gặp khó vì cước vận tải tăng

    12:31, 25/09/2021

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Nên xem xét mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài

    KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Nên xem xét mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài

    11:00, 25/09/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Doanh nghiệp Hàn Quốc trông chờ chỉ thị mới từ Chính phủ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO