Doanh nghiệp thay đổi cách bán hàng
Nhiều doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp truyền thống không thể ngồi yên mà đã phải thay đổi cách bán hàng, quan tâm nhiều hơn đến công nghệ.
>>>Bí quyết chốt "đơn khủng" trong phiên livestream của hợp tác xã
Sự phát triển của thương mại điện tử những năm qua đã khiến một bộ phận lớn khách hàng, kể cả khách hàng trung niên tham gia trải nghiệm mua hàng trên không gian số. Không ít chợ truyền thống rơi vào cảnh đìu hiu, nhất là ở các sạp hàng kinh doanh mỹ phẩm, thời trang, giày dép, kể cả thực phẩm chế biến…
Mới đây, trong nỗ lực kích cầu tiêu dùng, tìm hướng đi mới cho chợ truyền thống kết hợp quảng bá sản phẩm truyền thống, tại chợ Bến Thành, TP Hồ Chí Minh, lần đầu tiên hàng chục phiên livestream của các nhà sáng tạo nội dung đã được tổ chức tại các sạp hàng. Đặc biệt, trong sự kiện này, các tiểu thương cũng được hỗ trợ livestream bán hàng bởi đội ngũ "người ảo" AI từ công ty Aeyes Global.
Với sự phối hợp của công nghệ, những phiên livestream đã thành công ngoài mong đợi. Trong khi các nhà sáng tạo nội dung đem về 4,2 tỷ đồng doanh thu bán hàng cho các tiểu thương thì đội ngũ "người ảo" cũng chốt được khoảng 900 đơn hàng từ 600 người mua, đem về doanh số hơn 150 triệu đồng. Nhiều deal khủng đã được ghi nhận với hàng trăm đơn hàng được chốt trong thời gian ngắn.
Sau chương trình quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP nhiều địa phương với lượng đơn hàng được giao dịch rất lớn, các phiên livestream bán hàng tại chợ Bến Thành vừa qua cho thấy sức hấp dẫn và hiệu quả của hình thức bán hàng đang nổi trong thời gian gần đây: bán hàng kết hợp giải trí.
Trong bối cảnh người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, thị trường vẫn còn trầm lắng thì sự sôi động của kênh bán hàng trên khiến không ít doanh nghiệp phải xem xét lại kế hoạch và chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn để kịp thời thích ứng, không bỏ qua trend với mong muốn duy trì doanh thu bán hàng.
Chia sẻ tại sự kiện kích cầu tiêu dùng nội địa mới tổ chức, ông Trần Lệ Nguyên - Tổng Giám đốc công ty CP Tập đoàn KIDO cho rằng, khi các doanh nghiệp Việt Nam thấy được xu hướng thì cần phải nhanh chóng chuyển hướng, thay đổi.
>>>Con dao hai lưỡi livestream bán hàng
Theo CEO Trần Lệ Nguyên, hiện các chợ đầu mối, tiểu thương bế tắc về đầu ra, ế ẩm. Trong khi một xu hướng ở các nước châu Á, điển hình là Trung Quốc triển khai bán hàng online rất mạnh mẽ, đặc biệt là qua Tiktok, người tiêu dùng vừa giải trí và vừa mua sắm.
KIDO mới đây đã kết hợp với Tiktok xây dựng kênh bán hàng, hỗ trợ các tiểu thương tăng doanh số. Lấy dẫn chứng từ việc tiểu thương chợ Bến Thành đang ứng dụng công nghệ vào bán hàng online, ông Trần Lệ Nguyên cho biết, sẽ cùng với Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh tiếp tục triển khai việc bán hàng qua thương mại điện tử tới các chợ truyền thống khác, mục tiêu là bán được hàng. Như chương trình bán hàng online kích cầu ở Cần Giờ, lượng hàng bán được gấp 10 lần; các tiểu thương chợ Bến Thành livestream bán hàng cũng đạt doanh số gấp 10 lần cho thấy cần phải tiếp tục triển khai cho các chợ đầu mối, tiểu thương tiếp cận xu hướng này.
Tuy nhiên, ông Trần Lệ Nguyên cho biết, livestream bán hàng không phải là trào lưu mà các doanh nghiệp muốn bán được hàng trên các nền tảng phải có đầu mối hỗ trợ về xây dựng nền tảng, nội dung… Cùng với việc hỗ trợ mở các khóa đào tạo với sự tham gia của những người có tầm ảnh hưởng (KOL, KOC)… giúp các tiểu thương thì cần chính sách, định hướng mạnh mẽ hơn từ các cơ quan chức năng của thành phố.
Lấy đơn cử từ thành công của các doanh nghiệp ở Trung Quốc hiện tại đã thâm nhập rất tốt vào lĩnh vực này, CEO KIDO cho hay, họ đầu tư kho bãi, có những nền tảng livestream bán hàng chuyên nghiệp.
Một trường hợp khác là Klook - nền tảng thương mại điện tử dành cho trải nghiệm và dịch vụ du lịch cũng đang đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ để tăng doanh số. Năm 2023, bất chấp thị trường trong giai đoạn đầu của quá trình hồi phục, Klook đã ghi nhận tình hình kinh doanh bùng nổ. Thành công của công ty đến từ việc xây dựng và áp dụng một cách chiến lược hướng tiếp cận ưu tiên ứng dụng di động (app-first approach) để thu hút và giữ chân khách hàng.
Nhờ đó, lượng khách hàng mới có được trong năm 2023 đã tăng hơn gấp đôi so với năm 2019, trong khi lượng khách hàng thường xuyên đóng góp tới hơn một nửa tổng số lượng đơn đặt, điều này cho thấy mức độ trung thành của khách hàng được thúc đẩy bởi chính nền tảng.
Từ thành công này, mới đây, khi tiếp nhận khoản đầu tư mới, Klook đã tính toán phân bổ nguồn vốn mới một cách chiến lược cho ba lĩnh vực chính để phục vụ mục tiêu tăng trưởng. Trong đó, một trong ba lĩnh vực chính được nhắm đến chính là tiếp tục đầu tư cho ứng dụng công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi mới thông qua tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI). Công nghệ Generative AI được tích hợp lên nền tảng, bao gồm các tính năng dịch tự động, tự tạo nội dung và chatbot chăm sóc khách hàng.
Có thể bạn quan tâm
Đằng sau động thái siết lại độ tuổi livestream của TikTok
04:00, 22/10/2022
Từ KOL đến nông dân, hàng triệu người Trung Quốc giàu lên nhờ 'cơn sốt' livestream
03:23, 15/01/2022
Hết thời kiếm tiền từ... livestream “bẩn”
11:00, 14/07/2021
Doanh thu cả triệu USD mỗi năm từ livestream bán lựu
04:28, 24/06/2021
90 phút livestream, nghệ sĩ Quyền Linh “bán” được 161 tấn vải Bắc Giang
17:55, 15/06/2021
Livestream - Vũ khí tấn công thị trường châu Âu của Alibaba
03:25, 01/04/2021
Thời đại của livestream bán hàng
04:00, 01/02/2021
Nền tảng livestream GoStream được Quỹ VinaCapital Ventures rót 1 triệu USD
07:38, 18/01/2021
Đến lượt Walmart cũng đua livestream TikTok
05:08, 20/12/2020
Người tiêu dùng mua sắm qua kênh livestream tăng mạnh trên Lazada trong quý 3/2020
17:35, 28/10/2020
Dùng KOLs livestream bán hàng xa xỉ cho khách hàng Trung Quốc
16:19, 10/07/2020