TikTok cho biết đây là một cách để hạn chế trẻ vị thành niên gặp phải nội dung hướng đến khán giả là người lớn.
>>Thách thức nào đang chờ đón TikTok?
Từ ngày 23/ 11, người dùng TikTok sẽ phải đủ 18 tuổi để có thể phát trực tiếp trên nền tảng này, trước kia con số này là 16 tuổi. TikTok cho biết sự thay đổi này nhằm giữ cho cộng đồng của mình được an toàn, bởi độ tuổi tối thiểu cao hơn sẽ làm giảm số lượng trẻ em trong độ tuổi đi học livestream, giúp các em không gặp phải các trường hợp quấy rồi hoặc bị bắt nạt trên mạng.
Đối với các buổi phát trực tiếp chỉ dành cho người lớn, TikTok dự định sẽ tung ra trong một vài tuần tới. Việc triển khai chính thức được đưa ra khi trước đó công ty đã bắt đầu thử nghiệm việc phát trực tiếp đối với người xem từ 18 tuổi trở lên vào tháng 7. Tất nhiên là TikTok vẫn cấm phát các nội dung khiêu dâm. TikTok cho biết đây là một cách để hạn chế trẻ vị thành niên gặp phải nội dung hướng đến khán giả là người lớn.
TikTok chia sẻ trên blog: “Chúng tôi cho ra công cụ giúp người sáng tạo có thể lựa chọn nếu họ muốn chỉ tiếp cận đối tượng là người lớn, ví dụ như hài kịch dành cho người trên 18 tuổi, hoặc đơn giản vì họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi có giới hạn độ tuổi”.
Livestream ngày càng trở thành một phần quan trọng trong mô hình kinh doanh của TikTok. Vào năm 2021, doanh thu phát trực tiếp chiếm khoảng 15% tổng doanh thu của TikTok, nhưng doanh thu này lại tăng trưởng gần gấp đôi so với hoạt động kinh doanh quảng cáo trực tuyến của công ty trong hai năm qua, gây khó khăn cho chính TikTok.
>>TikTok đối đầu Google trên thị trường… tìm kiếm
Bởi livestream lại là một trong những cách tốt nhất để người dùng của nền tảng kiếm tiền vì TikTok không chia sẻ doanh thu quảng cáo với người sáng tạo. Mặc dù trên nền tảng có chức năng tặng quà và TikTok có thể lấy chiết khấu, nhưng gần đây một cuộc điều tra của BBC đã phát hiệnTikTok bỏ túi tới 70% số tiền quyên góp do những người tị nạn ăn xin bằng livestream, gây ảnh hưởng lớn tới danh tiếng của công ty.
Chính vì vậy, động thái siết lại độ tuổi livestream của TikTok sẽ đánh vào các nhãn hàng và người sáng tạo nội dung, buộc các nhãn hàng muốn tiếp cận người dùng là thanh thiếu niên sẽ phải trả tiền quảng cáo nhiều hơn cho TikTok.
Cách thức này của TikTok cũng gần giống với việc ẩn đi số like của Facebook. Khi những influencer tự dành lấy các hợp đồng quảng cáo của các nhãn hàng mà không thông qua Facebook. Mạng xã hội này đã phải mạnh tay ẩn đi số like để các nhãn hàng không thể nào đo lường được độ hiệu quả của các influencer.
Ngoài ra, động thái được đưa ra khi TikTok đang phải đối mặt với áp lực của các nước trong việc thực hiện các biện pháp kiểm soát nội dung độc hại. Mỹ và Anh lo ngại mạng xã hội có thể gây hại cho trẻ em.
Có thể bạn quan tâm