Việt Nam có lợi thế hấp dẫn đầu tư theo xu hướng mới
Nhiều chuyên gia quốc tế đánh giá rất cao tiềm năng "điểm đến Việt Nam" trong làn sóng đầu tư theo xu hướng mới - có thể trở thành đối thủ nặng ký với Ấn Độ.
>>Nhờ đâu kinh tế Ấn Độ bùng nổ?
Đây là nhận xét của CNBC, kênh thông tin đầu tư tài chính và du lịch lớn nhất tại Mỹ. “Ấn Độ muốn trở thành nhà sản xuất hàng đầu châu Á khi các công ty rời xa Trung Quốc, nhưng trước tiên họ cần giảm thuế và nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng nếu muốn soán ngôi Việt Nam”, CNBC nhấn mạnh.
Sau đại dịch COVID-19, đi kèm hàng loạt biến động “địa chính trị”, giới đầu tư toàn cầu đã thay đổi quan điểm về đầu tư với 3 tiêu chí: “Friendshoring” (chuyển sản xuất đến quốc gia thân thiện), “Nearshoring” (chuyển dịch sản xuất đến gần nơi tiêu thụ hơn) và “Onshoring” (đưa hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng về chính quốc gia bản địa).
Quan hệ Trung Quốc - Mỹ ngày càng xấu đi, không còn hỗ trợ tốt để doanh nghiệp Mỹ tiếp tục đặt niềm tin vào “công xưởng thế giới”. Chính quyền Biden đã khuyến khích các công ty Mỹ chuyển hoạt động sản xuất công nghệ và điện tử ra khỏi Trung Quốc và sang các nước thân thiện hơn, đặc biệt là Việt Nam và Ấn Độ.
Ông Mukesh Aghi, Chủ tịch kiêm CEO của Diễn đàn Đối tác Chiến lược Mỹ-Ấn Độ, cho biết: “Cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đều coi Trung Quốc là một thách thức. Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ luôn tìm cách thực hiện chiến lược giảm rủi ro của họ trước Trung Quốc.
Trong khi đó, quan hệ Việt Nam và Mỹ ngày càng tốt lên, hai bên đã trở thành đối tác chiến lược toàn diện với rất nhiều cam kết thực chất. Đây là minh chứng rõ ràng về “friendshoring” - hướng đến các quốc gia được coi là an toàn về mặt chính trị và kinh tế hoặc có rủi ro thấp, để tránh sự gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Các chuyên gia của CNBC chỉ ra rằng, Việt Nam có kinh nghiệm về sản xuất mặt hàng điện tử và một hệ thống chính sách nhất quán, so với Ấn Độ 29 bang - chính sách, pháp luật về đầu tư, kinh tế giữa các bang là không giống nhau. Do đó, Việt Nam có nhiều lợi thế hơn Ấn Độ trong thu hút dòng vốn dịch chuyển từ Trung Quốc.
>> Việt Nam hội tụ lợi thế xây dựng trung tâm tài chính quốc tế
Một chuyên gia tại VinaCapital cho rằng: “Điều mà các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng quan tâm hơn là điều kiện kinh doanh rộng mở - đặc biệt là tính linh hoạt trong việc thuê và chấm dứt hợp đồng với công nhân - hơn là thuế và thuế quan. Đây không phải là lợi thế tại Ấn Độ”.
Việt Nam cũng có lợi thế “Nearshoring”, trung tâm sản xuất gần chuỗi cung ứng và thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới. Ấn Độ tuy mạnh về tổng thể nhưng lãnh thổ rộng, hạ tầng chưa đồng bộ như Trung Quốc, và không phải địa điểm nào của Ấn Độ cũng dễ dàng đặt nhà máy.
Chi phí xây dựng hạ tầng với Việt Nam nhẹ gánh hơn Ấn Độ, nhờ địa hình dài, tiếp giáp mặt biển hoặc kết nối đường bộ, đường sắt từ phía Tây với Đông Nam Á đều rất tiện lợi.
Có thể bạn quan tâm
Thấy gì từ 405 dự án FDI mới đầu tư vào Việt Nam?
04:00, 29/02/2024
Pandora trên hành trình đầu tư vào Việt Nam
02:30, 01/11/2023
Các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục mở rộng đầu tư vào Việt Nam
02:00, 20/12/2023
12 định chế tài chính tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Việt Nam
14:00, 02/10/2023
Bang Utah (Hoa Kỳ) kỳ vọng mở rộng hợp tác đầu tư vào Việt Nam
13:54, 13/07/2023