Các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục mở rộng đầu tư vào Việt Nam

NGUYỄN CHUẨN 20/12/2023 02:00

Mới đây, tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Nhật Bản ở Tokyo đã chứng kiến hàng loạt các thỏa thuận hợp tác, đầu tư giữa các doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam.

>>>Thái Bình: Rộng cửa đón đại bàng 'tỷ đô' từ Nhật Bản

Theo Thông tin Chính phủ, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản 4 ngày (15-18/12) để tham dự Hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm ASEAN - Nhật Bản và tiến hành các hoạt động song phương, đã có gần 30 thỏa thuận hợp tác, đầu tư được ký kết tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Nhật Bản ở Tokyo.

UBND TP. Cần Thơ và Công ty TNHH AeonMall Việt Nam cùng các đối tác trao thoả thuận - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

UBND TP. Cần Thơ và Công ty TNHH AeonMall Việt Nam cùng các đối tác trao thoả thuận - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các tập đoàn lớn của Nhật Bản như là Tokyo Gas, Marubeni và Aeon Mall cũng nằm trong số hàng chục công ty Nhật Bản công bố các khoản đầu tư mới và bổ sung vào Việt Nam.

Cụ thể, liên doanh giữa Tokyo Gas, Kyuden International và Tập đoàn Trường Thành Việt Nam đã được trao giấy phép đầu tư xây dựng nhà máy điện LNG trị giá 1,99 tỷ USD ở tỉnh Thái Bình.

Trong khi đó, gã khổng lồ bán lẻ Nhật Bản AeonMall cũng công bố kế hoạch nghiên cứu thành lập các trung tâm mua sắm tại thành phố Cần Thơ và tỉnh Bắc Giang. Nhà bán lẻ Nhật Bản đã đặt mục tiêu mở rộng mạng lưới lên 25 đại siêu thị tại Việt Nam vào năm 2025, gấp hơn 4 lần so với 6 cửa hàng hiện tại.

Ở chiều ngược lại, nhà sản xuất xe điện Việt Nam Vinfast và Marubeni ký kết một thỏa thuận hợp tác trong dự án kinh tế tuần hoàn về pin.

Tổ hợp Khu Công nghiệp DEEP C sẽ có sự hợp tác với Công ty Nippon Sanso Việt Nam và Công ty Mitsubishi Việt Nam để thực hiện nghiên cứu khả thi về sản xuất hydro tại KCN DEEP C Hải Phòng.

Ngoài ra, FPT Software và Yamato Holdings cũng công bố thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số, đào tạo nhân lực và logistics.

>>>Hơn 50% doanh nghiệp Nhật Bản kỳ vọng cải thiện lợi nhuận kinh doanh

>>>Long An hợp tác toàn diện với đối tác Nhật Bản

Sức hấp dẫn của Việt Nam với các công ty Nhật Bản

Một khảo sát gần đây do Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, gần 57% doanh nghiệp Nhật Bản muốn tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam.

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn với các doanh nghiệp Nhật Bản.

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn với các doanh nghiệp Nhật Bản. Ảnh Hải Ngân.

Trước đó, cũng trong một khảo sát do JETRO thực hiện vào năm ngoái, Việt Nam đạt 6 năm liên tiếp được xếp hạng thứ hai là quốc gia mà các công ty Nhật Bản muốn mở rộng, sau Mỹ. Kết quả này cho thấy các công ty Nhật Bản bày tỏ một thái độ cam kết lâu dài cho tương lai tại Việt Nam. 

Trong khi đó, theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến tháng 9 năm 2023, với hơn 5.000 dự án cùng tổng vốn đầu tư đạt gần 70 tỷ USD, chiếm 15,7% tổng vốn FDI đăng ký tại Việt Nam, Nhật Bản hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 3 trong tổng số 143 quốc gia, khu vực và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Mặc dù đứng thứ ba về số lượng đầu tư nhưng Nhật Bản lại là quốc gia xếp thứ hai về số lượng dự án, điều này cho thấy nước này là nhà đầu tư tích cực và cũng nói lên sức hút của Việt Nam với các doanh nghiệp Nhật Bản.

Trên thực tế, với dân số gần 100 triệu người cùng tầng lớp trung lưu ngày càng tăng và nhiều công ty nước ngoài có vốn đầu tư, Việt Nam đang hứa hẹn sẽ là thị trường đầy tiềm năng cho các công ty Nhật Bản khai thác.

Bên cạnh đó, với việc Việt Nam đã ký hơn 15 FTA. Chi phí lương so với ASEAN vẫn còn thấp, lao động tương đối dồi dào và hạ tầng các khu công nghiệp được cải thiện, cũng khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn như một cơ sở sản xuất và xuất khẩu cho các công ty của Nhật Bản.

Tuy nhiên, các công ty Nhật Bản cũng đang phải cố gắng tăng năng suất và sản xuất có giá trị gia tăng cao thông qua phát triển nguồn nhân lực, tiết kiệm lao động, tự động hóa và số hóa nhằm đối phó với tình trạng chi phí tăng lên ở Việt Nam.

Theo JETRO, để thu hút ngày càng nhiều các doanh nghiệp Nhật Bản đến đặt cơ sở sản xuất và kinh doanh, Việt Nam cần cải thiện có thêm những nguồn cung cấp năng lượng xanh, cùng với nguồn điện ổn định và mạng lưới hậu cần thông minh.

Bên cạnh đó, cần phải tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng ngày càng ổn định, thông thoáng, lành mạnh, cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện thể chế, chính sách, cơ sở hạ tầng chiến lược… để giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Có thể bạn quan tâm

  • Lý do Nhật Bản gần gũi ASEAN hơn các cường quốc khác

    Lý do Nhật Bản gần gũi ASEAN hơn các cường quốc khác

    04:00, 19/12/2023

  • Doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư dự án Nhà máy điện khí LNG tại Thái Bình

    Doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư dự án Nhà máy điện khí LNG tại Thái Bình

    00:20, 18/12/2023

  • FPT ký kết hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số với hai doanh nghiệp hàng đầu của Nhật Bản

    FPT ký kết hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số với hai doanh nghiệp hàng đầu của Nhật Bản

    17:42, 16/12/2023

  • Thái Bình: Rộng cửa đón đại bàng 'tỷ đô' từ Nhật Bản

    Thái Bình: Rộng cửa đón đại bàng 'tỷ đô' từ Nhật Bản

    19:17, 15/12/2023

  • Vì sao ASEAN cần thu hút

    Vì sao ASEAN cần thu hút "viện trợ xanh" từ Nhật Bản?

    03:30, 13/12/2023

  • Hơn 50% doanh nghiệp Nhật Bản kỳ vọng cải thiện lợi nhuận kinh doanh

    Hơn 50% doanh nghiệp Nhật Bản kỳ vọng cải thiện lợi nhuận kinh doanh

    00:30, 12/12/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục mở rộng đầu tư vào Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO