EVN được giao mua toàn bộ sản lượng điện từ các dự án năng lượng tái tạo với mức giá do nhà nước quy định.

EVN được giao mua toàn bộ sản lượng điện từ các dự án năng lượng tái tạo với mức giá do nhà nước quy định.

Đây là một trong những định hướng quan trọng tại Báo cáo kết quả phiên giải trình "Thực trạng, giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội" trước Quốc hội, do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thực hiện.

Để thực hiện những yêu cầu này, Ủy ban Kinh tế đã kiến nghị đẩy nhanh lộ trình thực hiện thị trường mua, bán điện cạnh tranh, cơ chế hợp đồng mua bán điện trực tiếp giữa nhà sản xuất và khách hàng tiêu thụ, cơ chế đấu thầu, đấu giá cung cấp năng lượng phù hợp, đặc biệt trong các dự án đầu tư năng lượng tái tạo, năng lượng mới.

Trên thực tế, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang được nhà nước giao thực hiện mua toàn bộ sản lượng điện từ các dự án điện năng lượng tái tạo với mức giá do nhà nước quy định. Như vậy, chi phí bù giá cho năng lượng tái tạo đang được hòa chung với chi phí của ngành điện, chưa tách rõ ràng trong hóa đơn tiền điện. Khi tỷ trọng năng lượng tái tạo tăng lên thì thành phần bù giá sẽ ngày càng tăng và ảnh hưởng lớn đến chi phí giá thành ngành điện.

Mặc dù ông Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam cho rằng, không sớm thì muộn, khi thị trường bán lẻ điện cạnh tranh phát triển, mỗi khách hàng sẽ có quyền tự do lựa chọn người cấp điện cho mình.Tuy nhiên, cơ chế này chỉ thực sự có hiệu quả khi tách bạch được truyền tải và kinh doanh. Về lâu dài, có thị trường riêng cho truyền tải mới minh bạch được giá truyền tải. Bởi nếu ký hợp đồng bán điện trực tiếp từ bên bán với bên mua mà vẫn kinh doanh trên hạ tầng của ngành điện thì vẫn bị phụ thuộc và rất có thể bị ép nâng chi phí.