Sửa đổi Luật Giá: Tại sao phải duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu?

GIA NGUYỄN 07/11/2022 00:06

Đa số ý kiến thẩm tra Dự thảo Luật Giá (sửa đổi) đề nghị, cần phải đổi mới theo hướng duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu nên có thời hạn và thời điểm,...

>> Điều hành giá theo nguyên tắc thị trường: Tiệm cận pháp luật giá quốc tế

Theo đó, trình bày cụ thể về những đổi mới của Dự thảo Luật Giá (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, ngày 02/11 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính - Hồ Đức Phớc cho biết, lần sửa đổi này, Chính phủ đề xuất đưa ra khỏi danh mục 14 hàng hóa, dịch vụ không phù hợp với 4 tiêu chí xác định hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá và đề nghị bổ sung 2 mặt hàng vào Danh mục hàng hóa dịch vụ do Nhà nước định giá là sách giáo khoa và hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thực hiện đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các đơn vị, doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.

Sửa đổi Luật Giá: Khắc phục “lỗ hổng” chính sách, đảm bảo lợi ích người dân - Ảnh minh họa: GIA NGUYỄN

Sửa đổi Luật Giá, khắc phục “lỗ hổng” chính sách, đảm bảo lợi ích người dân - Ảnh minh họa: GIA NGUYỄN

Riêng đối với dịch vụ sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, trên cơ sở chủ trương của Quốc hội, Chính phủ sẽ khẩn trương nghiên cứu, đánh giá kỹ để có Đề án riêng trình Quốc hội ban hành Nghị quyết thực hiện. Như vậy, Danh mục hàng hóa dịch vụ do Nhà nước định giá là 40 nhóm hàng hóa, dịch vụ.

Cụ thể, Nhà nước sẽ quy định giá bán tối đa (giá trần), không ấn định giá để các đơn vị phát hành sách quyết định giá bán. Việc này nhằm tạo tính cạnh tranh, góp phần hạ giá bán sách giáo khoa và bảo đảm lợi ích người dân. Sách giáo khoa là mặt hàng thiết yếu, ảnh hưởng rất rộng và tác động trực tiếp tới người dân, trong đó có người thu nhập thấp.

“Cần thiết phải kiểm soát, khống chế giá mặt hàng này để bảo đảm không tác động tiêu cực đến người tiêu dùng; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân, nhất là người nghèo”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, liên quan đến Quỹ bình ổn giá xăng dầu, Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo, Chính phủ đã thống nhất đề xuất trước mắt chưa bỏ công cụ này, đồng thời củng cố các cơ chế trong triển khai, tổ chức thực hiện nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch trong việc sử dụng Quỹ. Trên cơ sở đó, tại Dự thảo Luật quy định 4 biện pháp bình ổn giá có thời hạn gồm điều hòa, kiểm soát cung cầu; các biện pháp về tài chính, tiền tệ; quy định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá; áp dụng biện pháp hỗ trợ về giá phù hợp với quy định của pháp luật và cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

>>Giải pháp điều hành giá trước thách thức lạm phát

cần phải đổi mới theo hướng duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu nên có thời hạn và thời điểm, tiến tới phải vận hành theo thị trường - Ảnh minh họa: GIA NGUYỄN

Cần phải đổi mới theo hướng duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu nên có thời hạn và thời điểm, tiến tới phải vận hành theo thị trường - Ảnh minh họa: GIA NGUYỄN

Với những sửa đổi, bổ sung đã nêu, nhiều ý kiến cho rằng, việc sửa đổi Luật Giá lần này không chỉ khắc phục những tồn tại hạn chế sau gần 10 năm thi hành Luật, nhất là sự chồng chéo, mâu thuẫn, sự chưa thống nhất giữa Luật Giá với các Luật chuyên ngành, một số nội dung Điều, khoản có cách hiểu khác nhau, gây khó khăn cho áp dụng thực hiện. Mà còn đáp ứng các yêu cầu về tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế... tính cạnh tranh, ghìm cương giá cả, đảm bảo lợi ích người dân.

Đánh giá về Dự thảo Luật sửa đổi, ông Nguyễn Phú Cường, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nhấn mạnh, đa số ý kiến tại Ủy ban tán thành với đề xuất của Chính phủ. Vì Quỹ bình ổn giá xăng dầu là một trong những công cụ điều tiết giá xăng dầu trong nước, là biện pháp kinh tế, không phải là can thiệp hành chính.

“Trong bối cảnh thực tế của Việt Nam hiện nay, việc bỏ Quỹ là chưa phù hợp. Thực tế thời gian qua cho thấy, khi giá xăng dầu thế giới biến động thì tại một số thời điểm, Quỹ bình ổn đã phát huy vai trò “điều hòa”, giảm biên độ biến động giá, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát”, ông Cường chia sẻ.

Tuy nhiên, bên cạnh quan điểm đã nêu, một số ý kiến lại đề nghị, không duy trì Quỹ bình ổn xăng dầu, do quỹ này hình thành qua trích lập từ giá mua người tiêu dùng trả, song lại do doanh nghiệp quản lý và quyết định sử dụng nằm tại cơ quan điều hành. Người tiêu dùng không tiếp cận được thông tin về việc sử dụng quỹ, việc lập quỹ bản chất là sự can thiệp của Nhà nước vào một loại hàng hóa có tính nhạy cảm rất cao với thị trường, khiến giá xăng dầu trong nước và thế giới khó đồng nhất, không phản ánh đúng tính chất thị trường của hàng hóa.

Chưa kể, khi giá xăng dầu tăng cao, quỹ bị âm thì doanh nghiệp vẫn phải chi, thậm chí vay ngân hàng bù vào; còn khi giá xăng dầu thế giới xuống thấp, giá xăng dầu trong nước lại giảm chậm do phải trích lập, bù đắp cho phần quỹ âm trước đó, làm ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng.

Từ đó, đa số ý kiến thẩm tra Dự thảo Luật đề nghị, cần phải đổi mới theo hướng duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu nên có thời hạn và thời điểm, tiến tới phải vận hành theo thị trường.

“Việc điều hành Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đòi hỏi linh hoạt, hiệu quả, kịp thời hơn nữa và trong tổ chức thực hiện cần tăng cường trách nhiệm quản lý; đề cao tính công khai, minh bạch trước người dân; có cơ chế giám sát chặt chẽ nhằm bảo đảm hiệu quả sử dụng, đúng ý nghĩa thực tế”, ông Nguyễn Phú Cường, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội bày tỏ.

Xoay quanh nội dung Dự thảo Luật, đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) cho rằng, về sách giáo khoa, phải tách bạch đâu là vấn đề Nhà nước định giá để giảm tính chất thị trường trong sản xuất, kinh doanh sách giáo khoa. Nhà nước phải thu hồi quyền tác giả cho phép phát hành các bộ sách, và hướng dần đến chỉ có một bộ sách duy nhất.

“Chỉ có như vậy mới giải quyết được tất cả các vấn đề liên quan đến giá sách giáo khoa”, đại biểu Lâm chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

  • Điều hành giá theo nguyên tắc thị trường: Tiệm cận pháp luật giá quốc tế

    Điều hành giá theo nguyên tắc thị trường: Tiệm cận pháp luật giá quốc tế

    04:00, 06/11/2022

  • Điều hành giá theo nguyên tắc thị trường: Hạn chế tối đa can thiệp hành chính vào giá

    Điều hành giá theo nguyên tắc thị trường: Hạn chế tối đa can thiệp hành chính vào giá

    00:00, 06/11/2022

  • Cần rà soát lại các quy định về quản lý điều hành giá xăng dầu

    Cần rà soát lại các quy định về quản lý điều hành giá xăng dầu

    11:17, 04/11/2022

  • Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá

    Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá

    11:04, 01/08/2022

  • Giải pháp điều hành giá trước thách thức lạm phát

    Giải pháp điều hành giá trước thách thức lạm phát

    05:10, 18/04/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Sửa đổi Luật Giá: Tại sao phải duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO