Một nguyên tắc chung đối với vấn đề điều hành giá là phải đảm bảo được nguyên tắc thị trường, hạn chế tới mức tối đa can thiệp hành chính vào giá làm “méo mó” thị trường.
Chia sẻ với DĐDN về Dự thảo Luật Giá (sửa đổi), ĐBQH Trần Văn Lâm, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, vấn đề quan trọng của Luật Giá là đảm bảo yêu cầu giám sát, bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia thị trường, lợi ích Nhà nước.
- Đảm bảo lợi ích Nhà nước đòi hỏi có những cơ chế giám sát cao hơn về quy chuẩn, tiêu chuẩn hay cơ quan thẩm định giá, thưa ông?
Thời gian vừa qua xảy ra một số vụ việc tiêu cực, tham nhũng gây thất thoát ngân sách nhà nước liên quan đến việc mua sắm công, đầu tư công do có sự “tiếp tay” của một bộ phận cá nhân hành nghề thẩm định giá. Điển hình như vụ “đại án” Mobifone mua AVG.
Trước tình hình đó, Luật Giá (sửa đổi) sẽ xem xét đánh giá lại để đưa ra quy định chặt chẽ hơn các tiêu chuẩn cũng như trách nhiệm đối với những tổ chức, cá nhân hành nghề thẩm định giá. Các quy định trong dự án Luật Giá (sửa đổi) đòi hỏi tiêu chuẩn, điều kiện, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức thẩm định giá cao hơn. Những doanh nghiệp đang hoạt động nếu không còn đủ các điều kiện thì phải rút ra khỏi lĩnh vực này.
>>Cần rà soát lại các quy định về quản lý điều hành giá xăng dầu
- Đảm bảo nguyên tắc thị trường cũng phải là yêu cầu, Dự thảo Luật Giá sửa đổi cần đặt biệt quan tâm, thưa ông?
Tôi vẫn chưa thực sự yên tâm với dự án Luật Giá (sửa đổi), Dự thảo vẫn còn có sự “ôm đồm” so với nguyên lý quản lý kinh tế. Bản chất Luật Giá là sự can thiệp của nhà nước vào việc xác định giá trong một số trường hợp thị trường “bất lực”.
Thực tế hiện nay, còn nhiều trường hợp Nhà nước vẫn đang can thiệp trực tiếp vào thị trường để quản lý giá của tất cả các loại hàng hoá, không hoàn toàn giao phó cho thị trường.
Nếu thị trường đang vận hành thông suốt thì mọi sự can thiệp đều làm “méo mó” đi tính chất của thị trường.
Trường hợp giá sách giáo khoa là một ví dụ điển hình. Theo nguyên tắc trong Luật Giá trước đây, sách giáo khoa không được đưa vào danh mục nhà nước định giá, vì có nhiều nhà sản xuất trên thị trường và cạnh tranh. Chúng ta đang bị “lẫn lộn” các yếu tố quản lý giá. Sách giáo khoa hình thành bởi hai yếu tố. Một là, độc quyền. Hai là, cạnh tranh tự do. Độc quyền là bản quyền tác giả, còn phần in ấn, phát hành có thể cạnh tranh tự do.
Vì chỉ có cạnh tranh thì mới giảm được giá. Còn độc quyền, kể cả nhà nước định giá thì vẫn có nguy cơ lợi ích nhóm. Việc này dẫn đến quyền lợi của người tiêu dùng bị thiệt hại.
>>Bộ Công Thương: Ở góc độ điều hành, giá xăng và dầu đều cao
- Nội dung này đã làm nóng nhiều phiên họp Quốc hội, Dự thảo Luật Giá sửa đổi có giải quyết được vấn đề này, thưa ông?
Vấn đề này Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng chưa đồng tình. Tôi cho rằng, chúng ta đang bị “lẫn lộn” các yếu tố quản lý giá. Sách giáo khoa hình thành bởi hai yếu tố. Một là, độc quyền. Hai là, cạnh tranh tự do. Độc quyền là bản quyền tác giả, còn phần in ấn, phát hành có thể cạnh tranh tự do.
Tại sao không bóc tách phần in ấn phát hành ra khỏi bản quyền tác giả để giảm chi phí? Vì chỉ có cạnh tranh thì mới giảm được giá. Còn độc quyền, kể cả nhà nước định giá thì vẫn có thể len lỏi lợi ích nhóm.
Do đó, theo tôi cần tách phần nội dung. Đối với những mặt hàng quan trọng như sách giáo khoa, nhà nước phải giữ bản quyền nội dung. Còn ai có nhu cầu in phát hành thì nộp phí theo nguyên tắc thị trường.
Đến nay, lựa chọn sách giáo khoa vẫn chưa được giải quyết, việc giữ độc quyền bản quyền, “kéo theo” độc quyền cả với các nhà in. Cái sai này dẫn đến cái sai khác, và cuối cùng người dân phải chịu thiệt hại.
- Là thành viên Ban thẩm định Luật Giá sửa đổi, theo ông Dự thảo được đưa ra đã đảm bảo cân bằng vai trò thị trường và Nhà nước?
Về sách giáo khoa tôi đề nghị phải tách bạch đâu là vấn đề Nhà nước định giá để giảm tính chất thị trường trong sản xuất, kinh doanh sách giáo khoa. Nhà nước phải thu hồi quyền tác giả cho phép phát hành các bộ sách, và hướng dần đến chỉ có một bộ sách duy nhất. Chỉ có như vậy mới giải quyết được tất cả các vấn đề liên quan đến giá sách giáo khoa.
Một ví dụ khác là quỹ bình ổn giá xăng dầu. Vừa qua có nhiều ý kiến đề nghị bỏ, nhưng theo tôi quỹ này hiện nay vẫn đang hiệu quả, tác dụng nhất định đối với sự giao động thường xuyên, liên tục biên độ ngắn. Do đó, tôi đề nghị giai đoạn hiện nay nên tiếp tục duy trì quỹ bình ổn giá xăng dầu.
- Trân trọng cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm
11:17, 04/11/2022
11:04, 01/08/2022
05:10, 18/04/2022
20:36, 24/03/2022
04:30, 16/02/2022