Theo các chuyên gia, việc thúc đẩy nguồn cung nhà ở xã hội là giải pháp thiết thực nhằm giảm thiểu những vụ cháy kinh hoàng ở khu nhà trọ, đồng thời đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp.
>>Giải pháp nào quản lý chung cư mini?
An toàn PCCC - "bài toán" nan giải
Theo Tổng Liên đoàn lao động, Hà Nội hiện chỉ có 3 KCN là Thạch Thất - Quốc Oai (huyện Quốc Oai), Thăng Long (Đông Anh), Phú Nghĩa (Chương Mỹ) có dự án nhà ở, đáp ứng gần 20% nhu cầu về chỗ ở của công nhân. Trong khi các KCN còn lại chưa có nhà ở. Do đó, khoảng hơn 80% công nhân, người lao động đang phải thuê nhà trọ tại các khu dân cư.
Điều này dẫn tới việc nguồn cung nhà ở không đủ đáp ứng cho đại đa số người dân, đặc biệt là đối tượng có thu nhập thấp. Chính vì lẽ đó, các khu nhà trọ tạm bợ có giá rẻ nằm rải rác khắp các đô thị là lựa chọn duy nhất của họ, với mức giá thuê khoảng 1,5 - 2 triệu đồng/tháng.
>>Nghiên cứu hình thành quỹ phát triển nhà ở xã hội
Đổi lại mức giá rẻ đó, người thuê nhà phải sống trong những căn nhà có diện tích chật hẹp, không đảm bảo về vệ sinh môi trường, không có lối thoát hiểm cũng như không đảm bảo PCCC… Điều này được cho là nguyên nhân xảy ra không ít những vụ cháy thương tâm, gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Trước thực trạng trên, vấn đề PCCC đã được các cơ quan chức năng siết chặt hơn, đồng thời cũng liên tục đưa ra khuyến cáo PCCC, xử phạt hoặc đóng cửa những nơi không đạt tiêu chuẩn. Dù vậy, nhiều chủ cơ sở cho thuê và người dân sinh sống tại các nhà trọ vẫn khó tuân thủ tuyệt đối những quy định mới bởi các hạn chế trong quy hoạch và thiết kế từ đầu.
Liên quan đến vấn đề này, đại biểu Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp) cho biết, đây là một vấn đề mà Hà Nội trong thời gian qua chưa khắc phục được. Những năm qua xảy ra nhiều vụ cháy liên quan đến nhà trọ, chung cư mini do không đảm bảo an toàn PCCC.
Nhà ở xã hội là một giải pháp
Các chuyên gia cho rằng, giải pháp tối ưu để giảm thiểu hỏa hoạn khu dân cư các thành phố lớn vẫn là tăng cường cung cấp nhà ở xã hội bằng hình thức bán trả góp hoặc cho thuê dài hạn.
Trong những năm qua, không ít chính sách tăng nguồn cung nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động có thu nhập thấp đã được đưa ra và triển khai tại một số địa phương. Điển hình như Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng…
Đặc biệt, khi cả 3 bộ luật (Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Đất đai) có hiệu lực sớm được cho sẽ khơi nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp "mạnh tay" hơn để tham gia phát triển.
Gần đây nhất, một giải pháp mới cũng được các chuyên gia đưa ra thảo luận là xây dựng các dự án nhà ở xã hội cho thuê thay vì bắt buộc phải mua. Theo Luật Nhà ở sửa đổi, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động thuê. Hiện nay cơ quan này đã thí điểm dự án 244 căn cho thuê ở tỉnh Hà Nam, thu hút được sự quan tâm của người lao động.
Phần lớn công nhân không có nhu cầu sở hữu nhà ở do thu nhập hoặc đặc thù công việc. Điều này khiến người lao động có xu hướng ở trọ hoặc thuê nhà nhiều hơn. Bởi vậy, chính sách hiện nay theo hướng xây dựng NƠXH, nhà lưu trú công nhân sau đó chuyển quyền sở hữu cho họ được xem là chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu.
Có thể thấy, việc gia tăng nguồn cung về nhà ở xã hội sẽ tạo điều kiện cho những người có thu nhập thấp được ở trong những ngôi nhà đủ điều kiện về PCCC, qua đó giảm bớt nguy cơ hoả hoạn như đã thường xuyên xảy ra trong suốt thời gian qua.
Có thể bạn quan tâm
Nghiên cứu hình thành quỹ phát triển nhà ở xã hội
16:00, 28/05/2024
Các ông lớn “bắt tay” làm nhà ở xã hội
13:12, 28/05/2024
Chuyển nhà tái định cư sang nhà ở xã hội: Vai trò các bên
05:00, 28/05/2024
Nới điều kiện cho người mua nhà ở xã hội
01:00, 28/05/2024
Ban Bí thư: Ưu tiên quỹ đất, nguồn vốn cho phát triển nhà ở xã hội
19:47, 27/05/2024