Tăng vốn dài hạn kịp thời cho doanh nghiệp lúa gạo

THY HẰNG 06/07/2023 16:00

Nhu cầu xuất khẩu gạo tăng cao khiến nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp tăng theo, tuy nhiên, vốn trung - dài hạn chưa được nhiều, chủ yếu là ngắn hạn để thu mua vào vụ.

>>>Để xuất khẩu nông sản "về đích"

Tại cuộc họp của Bộ NN&PTNT về tình hình xuất khẩu gạo ngày 6/7, ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Long cho biết, doanh nghiệp lúa gạo được vay vốn trung - dài hạn chưa được nhiều, chủ yếu vốn ngắn hạn để thu mua khi vào vụ.

doanh nghiệp lúa gạo được vay vốn trung - dài hạn chưa được nhiều, chủ yếu vốn ngắn hạn để thu mua khi vào vụ.

Doanh nghiệp lúa gạo được vay vốn trung - dài hạn chưa được nhiều, chủ yếu vốn ngắn hạn để thu mua khi vào vụ.

Đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành nên có chính sách ưu đãi hơn cho đầu tư dài hạn. Vì bản chất nâng cao giá trị lúa gạo nằm ở cả chuỗi giá trị, từ khâu trồng, sản xuất, thu mua đến sấy, bảo quản, chế biến sau thu hoạch. 

Với vốn ngắn hạn, ông Trương Sỹ Bá cho rằng, các ngân hàng nên có chính sách kịp thời cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Bởi khi vào vụ thu hoạch mà lãi suất cao thì doanh nghiệp sẽ “rón rén” trong thu mua. Nếu lãi suất hợp lý thì doanh nghiệp sẽ hành động mạnh dạn, hành động sớm hơn trong thu mua. “Lãi suất là rào cản lớn đối với doanh nghiệp trong hành động thu mua”, ông Trương Sỹ Bá nhấn mạnh.

Trước đó, ngày 03/7/2023, Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 610/CĐ-TTg về việc tăng cường thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo trong đó nhấn mạnh đẩy mạnh hoạt động sản xuất, xuất khẩu gạo trong thời gian tới, tận dụng thời cơ, cơ hội thị trường, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm 2023, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Ngoại giao và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng nhiệm vụ được giao, tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp.

>>>Điều kiện để xuất khẩu nông sản “về đích”: Động lực từ xuất khẩu rau quả

>>>Điều kiện để xuất khẩu nông sản “về đích”: Củng cố, duy trì chờ… bứt phá

Thực hiện Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam đến năm 2030 và chỉ đạo nói trên của Thủ tướng, ông Lê Thanh Hòa cho rằng, cần rà soát, cập nhật các tiêu chuẩn trong chuỗi giá trị gạo phù hợp với thị trường quốc tế.

Bộ sẽ sớm làm việc với Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành khác để có cuộc họp nhằm nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt cơ hội từ thị trường hiện nay.

Bộ NN&PTNT cho biết sẽ sớm làm việc với Bộ Công Thương và các bộ, ngành để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt cơ hội từ thị trường hiện nay.

Đồng thời cập nhật thông tin, hỗ trợ sản xuất theo nhu cầu thị trường, thị hiếu tiêu dùng. Hỗ trợ bảo quản, chế biến, chất lượng, an toàn, truy xuất nguồn gốc. Nghiên cứu, xây dựng trình ban hành Nghị định quản lý về thương hiệu nông sản (trong đó có sản phẩm gạo).

Cùng với đó, Bộ NN&PTNT tiếp tục đẩy nhanh việc xây dựng Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long” và sớm trình Chính phủ ban hành Đề án “Phát triển hệ thống logistic nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2050”.

Trước nhu cầu thế giới về gạo đang cao, trong khi các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong đầu tư sản xuất, nâng cao chất lượng lúa gạo, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, Bộ sẽ sớm làm việc với Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành khác để có cuộc họp nhằm nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt cơ hội từ thị trường hiện nay.

Cùng với đó là tìm ra các cơ chế, chính sách để hỗ trợ cơ cấu lại ngành lúa gạo theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị, đảm bảo gia tăng về giá trị hơn gia tăng về số lượng. Đồng thời, đẩy mạnh liên kết sản xuất gạo chất lượng cao, chuyển dịch cơ cấu, chủng loại gạo xuất khẩu nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, phù hợp với Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam đến năm 2030, cũng như Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho hay.

Có thể bạn quan tâm

  • Xuất khẩu gạo: "Thời cơ không đợi chúng ta"

    15:46, 06/07/2023

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo

    21:12, 26/05/2023

  • Thái Bình: Doanh nghiệp xuất khẩu gạo tìm cách vượt khó

    12:02, 11/02/2023

  • Cần xem xét, đánh giá lại một số quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo

    03:50, 27/12/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tăng vốn dài hạn kịp thời cho doanh nghiệp lúa gạo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO