Trung Quốc sở hữu hệ thống siêu máy tính hàng đầu thế giới?

CẨM ANH 18/09/2023 03:00

Một chuyên gia về siêu máy tính Mỹ cho biết ba siêu máy tính thế hệ tiếp theo có thể đã hoạt động ở Trung Quốc.

>>Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ I): FDI vào Trung Quốc đối mặt "cơn gió ngược"

Trung Quốc đã sản xuất được siêu máy tính hiệu suất cao sử dụng bộ vi xử lý nội địa. Ảnh minh họa: AFP

Trung Quốc đã sản xuất được siêu máy tính hiệu suất cao sử dụng bộ vi xử lý nội địa. Ảnh minh họa: AFP

Theo Giáo sư Jack Dongarra tại Đại học Tennessee, các máy tính exascale của Trung Quốc dự kiến sẽ thực hiện ít nhất một triệu tỷ tỷ phép tính mỗi giây và chúng có thể đạt hiệu suất cao nhất.

Ông Dongarra cho biết các nhà khoa học Trung Quốc dường như khá tự hào về những cỗ máy siêu máy tính mà họ sở hữu, dù những cỗ máy đó chưa bao giờ xuất hiện trong danh sách TOP500 hệ thống siêu máy tính nhanh nhất thế giới.

“Mọi người đều biết rằng Trung Quốc sở hữu những hệ thống siêu máy tính lớn và chúng đã hoạt động được một thời gian. Mặc dù họ chưa chạy các điểm chuẩn, nhưng chúng tôi đều có ý tưởng chung về cầu tạo và khả năng của những siêu máy tính này dựa trên các tài liệu nghiên cứu được công bố”, ông nói với SCMP.

Trong khi đó, hệ thống siêu máy tính Frontier do Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge của Bộ Năng lượng Mỹ xây dựng và quản lý hiện đang đứng đầu danh sách TOP500 hệ thống siêu máy tính được công bố vào tháng 6. Dựa trên điểm HPL, một phương pháp kỹ thuật để đo hiệu suất của siêu máy tính, hệ thống này có tốc độ thực hiện gần gấp ba lần so với hệ thống đứng thứ hai là siêu máy tính Fugaku tại Kobe, Nhật Bản.

Tuy nhiên, vào năm 2018, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin nước này đã hoàn thành ba hệ thống exascale nguyên mẫu: Sunway OceanLight do Trung tâm Siêu máy tính Quốc gia ở Vô Tích phát triển, Tianhe-3 của Trung tâm Siêu máy tính Quốc gia Thiên Tân và một hệ thống khác của công ty Trung Quốc Sugon cho Trung tâm siêu máy tính quốc gia ở Thâm Quyến.

Trung Quốc chỉ chia sẻ thông tin hạn chế về ba siêu máy tính này, công khai ít hơn những gì danh sách Top500 yêu cầu. Vì vậy rất khó để phân biệt đâu là khả năng đầy đủ về các siêu máy tính hiện nay của quốc gia này.

Chuyên gia Dongarra cho rằng, sự vắng mặt của các siêu máy tính hàng đầu Trung Quốc trong bảng xếp hạng chính thức có thể là kết quả của căng thẳng địa chính trị trong những năm gần đây. Trong quá khứ, các tổ chức và công ty Trung Quốc rất nhiệt tình trong việc gửi thông tin chi tiết về máy móc và hoạt động chuẩn của họ vào danh sách TOP500.

“Việc lọt vào top 10 trong danh sách là một thành công lớn và được coi như một chiến tích mà một quốc gia có thể tự hào”, chuyên gia này nói thêm. 

>>Các địa phương của Mỹ và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác

Siêu máy tính Thiên Hà 2 của Trung Quốc.

Siêu máy tính Thiên Hà 2 của Trung Quốc.

Năm 2013, hệ thống Tianhe-2 do Đại học Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc phát triển đã vượt qua Titan của Oak Ridge để trở thành siêu máy tính mạnh nhất, thách thức sự thống trị của Mỹ trong khu vực.

Hai năm sau, chính phủ Mỹ cấm Intel bán chip giúp nâng cấp Tianhe-2. Năm 2021, 7 trung tâm siêu máy tính tham gia phát triển siêu máy tính thế hệ tiếp theo của Trung Quốc đã bị Mỹ đưa vào danh sách đen.

Mặc dù nhiều nhà chế tạo siêu máy tính ở Trung Quốc đã ngừng cung cấp thông tin chi tiết về các hệ thống siêu máy tính của họ trong hai năm qua, nhưng một số vẫn tiếp tục gửi dữ liệu máy tính của họ cho các tổ chức xếp hạng.

Khi số lượng siêu máy tính ở Trung Quốc được báo cáo ngày càng giảm, nước này đã mất vị trí số 1 về tổng số máy xuất hiện trong Top500. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là quốc gia sản xuất nhiều siêu máy tính nhất. Với chip trong nước và do phương Tây thiết kế, siêu máy tính lắp ráp tại Trung Quốc được bán trên toàn thế giới, kể cả Mỹ.

Các chuyên gia cho rằng, việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực siêu máy tính rất quan trọng, và Trung Quốc là một phần không thể thiếu. Ông Zhang Xiaorong, Giám đốc viện nghiên cứu Trung Quốc Shendu Technology nhận định, một số thao tác quan trọng của nghiên cứu khoa học ngày nay được thúc đẩy bởi những mô phỏng bằng máy tính, và các quốc gia có hệ thống siêu máy tính lớn nhất có thể thực hiện các nghiên cứu khoa học tốt nhất.

Tuy nhiên, ông Xiaorong cho biết, việc xây dựng một hệ thống siêu máy tính mới tốn rất nhiều công sức và kinh phí. “Nếu cộng đồng toàn cầu có thể tận dụng các nguồn lực tốt hơn thông qua việc hợp tác, chúng tôi sẽ có thể tránh được những sự trùng lặp trong công việc và cộng tác hiệu quả hơn”, chuyên gia này nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Siêu máy tính của Nvidia: kỷ nguyên mới cho ChatGPT?

    Siêu máy tính của Nvidia: kỷ nguyên mới cho ChatGPT?

    12:05, 31/05/2023

  • VinBrain sử dụng “siêu máy tính” cho các giải pháp ứng dụng AI

    VinBrain sử dụng “siêu máy tính” cho các giải pháp ứng dụng AI

    15:45, 23/02/2021

  • Chính phủ

    Chính phủ "mạnh tay" can thiệp, kinh tế Trung Quốc chuyển biến ra sao?

    04:00, 17/09/2023

  • Các địa phương của Mỹ và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác

    Các địa phương của Mỹ và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác

    03:00, 14/09/2023

  • Châu Âu “bất lực” trước cơn sóng xe điện Trung Quốc?

    Châu Âu “bất lực” trước cơn sóng xe điện Trung Quốc?

    04:00, 13/09/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Trung Quốc sở hữu hệ thống siêu máy tính hàng đầu thế giới?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO