Facebook có thể hạch sách báo chí Úc, “lên mặt” với Tổng thống Mỹ, bán thông tin người dùng ở châu Âu, nhưng mạng xã hội này dễ dàng “khấu đầu” trước Bắc Kinh.
>>EU ngày càng sốt sắng với "mối họa Trung Quốc"
Thế kỷ 14, nhà Minh (Trung Hoa) xây dựng Vạn lý trường thành trên đất liền để ngăn mọi rợ Hung Nô, bảo vệ giang sơn của người Hán ở phía Đông Nam đất nước. Thế kỷ 21 Trung Quốc lại xây “Vạn lý trường thành Internet” để đảm bảo quyền lãnh đạo toàn diện triệt để của Đảng Cộng sản.
Đó là hệ thống nhận diện và đánh chặn thông tin từ bên ngoài mà giới chức Trung Quốc xem là có hại, từ chối truy cập với những từ khóa nhạy cảm như “Tiananmen” (Thiên An Môn”), Tân Cương, Tây Tạng, Pháp Luân Công.
Công cụ này đã hoạt động ở Trung Quốc nhiều năm qua, đây là lý do khiến người dân nước này không thể sử dụng Google, Facebook hay Youtube. Dĩ nhiên có cả mặt tích cực lẫn tiêu cực.
Có thể nói công nghệ mạng Trung Quốc đủ sức thay thế các “ông lớn” đến từ phương Tây, với 3 ứng dụng mạng phổ biến hàng đầu là Sina Weibo, Baidu, Tiktok. Điều này vô cùng thuận lợi để các doanh nghiệp công nghệ trong nước không bị mất thị phần.
Không sử dụng chung nền tảng truy cập Internet toàn cầu giúp Bắc Kinh tránh được nguồn thông tin được cho là độc hại, đặc biệt liên quan đến luồng ý kiến “lề trái” chỉ trích giới cầm quyền, kích động mâu thuẫn.
Khi những gã khổng lồ công nghệ Mỹ trở nên quá quyền lực, mối đe dọa với an ninh thông tin, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội đối với nhiều nước thì Trung Quốc nghiễm nhiên miễn nhiễm.
Facebook có thể hạch sách báo chí Úc, “lên mặt” với Tổng thống Mỹ, bán thông tin người dùng ở châu Âu, nhưng mạng xã hội này dễ dàng “khấu đầu” Bắc Kinh. Vì lý do Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm trong tay khối dữ liệu khổng lồ.
>>Trung Quốc "đi ngược" khiến thế giới lo lắng
Trong một quốc gia khép kín về mặt thông tin nhà nước Trung Quốc dễ dàng thâu tóm hết dữ liệu vô hạn của người dân. Nói tới mức lương của bạn, phạm vi hoạt động của bạn, nội dung các cuộc trò chuyện thông thường của bạn, mọi trang web bạn thường truy cập trực tuyến, mọi nơi bạn đến, mọi cuộc điện thoại bạn gọi và mọi lời bạn nói, cơ quan chức năng biết tất cả!
Trong khi giữ kín thông tin trong nước, Trung Quốc lại thu thập thông tin khắp thế giới thông qua hợp đồng cung cấp công nghệ mạng 5G. Nghĩa là nơi nào có 5G của China Mobile, China Unicom và China Telecom phải chịu sự giám sát của Bắc Kinh.
Không cần kết nối với thế giới, Trung Quốc ấp ủ tạo ra nền tảng riêng biệt, qua đó thiết lập hệ thống quyền lực, ảnh hưởng, sức mạnh “mềm” cạnh tranh với Mỹ và phương Tây. Ứng dụng xem video Tiktok đang thành công trong việc mở rộng phạm vi hoạt động khắp toàn cầu.
Ngày nay mạng riêng rất hữu ích để bảo vệ độc lập dân tộc, nhưng với Trung Quốc, hơn 1,3 tỷ dân sống trong không gian “melting pot” (nồi hầm nhừ) về thông tin thực sự là ẩn họa khôn lường với thế giới.
Sẽ thế nào nếu hàng tỷ người Trung Quốc bị nhét vào đầu ý niệm Hoàng Sa, Trường Sa không phải của Việt Nam!? Cứ mãi mãi tin rằng những gì giới chức Trung Quốc làm đều được cộng đồng quốc tế ủng hộ, tin tưởng. Và hàng tỷ người được nung nấu chủ nghĩa dân tộc cực đoan - người Hán là bá chủ toàn cầu, và phần còn lại đều thù địch.
Nếu tất cả các mạng thông tin đều thuộc về Trung Quốc, đối phương có thể làm được gì? Vũ khí vật lý còn có tác dụng nữa hay không? Đây là một cuộc chiến không cân sức!
Tất yếu, một ngày nào đó Trung Quốc chính thức soán ngôi Mỹ thì tất cả lại phụ thuộc vào Baidu, Weibo, Tiktok, đến lúc đó chưa chắc những nền tảng này hành xử lịch sự hơn BigTech hiện nay.
Có thể bạn quan tâm