U22 Việt Nam - U22 Indonesia: Lịch sử không thay đổi nhưng có thể bị lu mờ

Diendandoanhnghiep.vn Một trong những “vết dấu” để lo lắng lời nguyền lịch sử sẽ lặp lại với bóng đá Việt Nam chính là Seagame 25 (năm 2009) trên nước bạn Lào.

Chỉ còn vài giờ đồng hồ nữa là trận chung kết bóng đá nam Seagame 30 sẽ diễn ra, không khí lúc này “nóng” rực mặc dù cả nước đang hứng chịu đợt không khí lạnh không hề nhẹ.

Chủ đề được quan tâm nhất lúc này là U22 Việt Nam có đủ sức thắng U22 Indonesia để mang về tấm huy chương vàng đầu tiên trong lịch sử bóng đá nước nhà?

Một trong những “vết dấu” để lo lắng lời nguyền lịch sử sẽ lặp lại với bóng đá Việt Nam chính là Seagame 25 (năm 2009) trên nước bạn Lào. Đúng cách đây 10 năm Thái Lan bị loại ở vòng bảng.

Malaysia cùng bảng với Việt Nam và bị “đoàn quân đỏ” vùi dập với tỷ số 3-1, cuối cùng 2 đội vào chung kết, một sai lầm cá nhân đã khiến lưới Tấn Trường rung lên ở phút 85, thua tức tưởi.

Trận thua tại Seagame 25 đúng 10 năm trước trên đất Lào

Trận thua tại Seagame 25 đúng 10 năm trước trên đất Lào

Năm nay cũng vậy, U22 Thái Lan loại sớm, đội cùng bảng là U22 Indonesia từng sợ hãi tột cùng và thất bại khi gặp thầy trò ông Park ở vòng bảng. Rồi cuối cùng họ với ta lại vào trận phân ngôi vô địch.

Trong bóng đá không tồn tại tính chất bắc cầu, nhưng nhiều khi sự trùng hợp ngẫu nhiên vẫn vô tình diễn ra - nó không hề hiếm thấy trên thế giới. Ví dụ từng có thời kỳ nhiều năm không một câu lạc bộ Anh nào đến làm khách trên sân Dragao của Porto (Bồ Đào Nha) mà ra về với ít nhất 1 điểm.

Hoặc, bóng đá trẻ Việt Nam chưa từng thắng ở trận chung kết Saegame trong suốt 60 năm tham gia và 5 lần vào chung kết trước đây. Nhưng đó chỉ là thống kê.

Vị thế, trình độ, đẳng cấp, hình ảnh bóng đá Việt Nam hiện nay đã rất khác cách đây một thập kỷ, điều đó thấy rất rõ trong 2 năm gần đây khi VFF mời được chiến lược gia Park Hang-seo.

Sau trận đấu với U22 Thái Lan, fanpage của trang Goal phiên bản tiếng Thái đăng hình ảnh thầy Park với tỷ số 25-0 trước phần còn lại của bóng đá Đông Nam Á, đồng nghĩa với việc ông nắm giữ thành tích bất bại trong cả 25 lần chạm trán các đối thủ cùng khu vực.

Ở đấu trường châu lục, bóng đá Việt Nam chỉ nhận thất bại trước những ông kẹ hàng đầu như Nhật Bản, Hàn Quốc, UAE, Iran, Iraq. Tại vòng loại World Cup 2020 thầy trò ông Park vẫn đang…bất bại cho sau 5 lượt trận.

Để thấy rằng, những thống kê như thế này mới thật sự cần thiết cho nhiệm vụ “tìm huy chương vàng” chứ không phải ráp nối các sự kiện rời rạc cùng thời gian để rút ra kết luận nào đó đáng lo sợ.

Bóng đá Việt Nam hiện nay rất khác so với cách đây 1 thập kỷ

Bóng đá Việt Nam hiện nay rất khác so với cách đây 1 thập kỷ

Trước khi Park Hang-seo đến Việt Nam, thật ra không phải chúng ta thiếu tài năng bóng đá, ông Park cũng chưa đào tạo gì, chỉ là chọn lựa con người có sẵn ở các câu lạc bộ và biến họ thành một tập thể mạnh.

Kể cả trong khu vực, trước đây khi chạm trán với Thái Lan cầu thủ Việt Nam không đủ bình tĩnh để chơi bóng, một khi bị thủng lưới thì tinh thần chiến đấu coi như tan biến, vỡ trận.

Vấn đề ở đây là TINH THẦN CHIẾN ĐẤU, ở mọi hoàn cảnh khó khăn nhất vẫn không bỏ cuộc. Điều này không chỉ diễn ra trong một trận đấu mà kéo dài qua nhiều giải đấu, nhiều năm, với nhiều đối thủ mạnh và đẳng cấp hơn ta rất nhiều lần.

Trận hòa U23 Syria tại VCK U23 châu Á 2018 là minh chứng, chỉ cần 1 điểm để đi tiếp, ông Park và các học trò đã không cho đối phương ghi bàn theo cái cách rất đẳng cấp.

Màn rượt đuổi tỷ số 3-3 với U23 Iraq và chiến thắng họ trên chấm phạt đền lại thêm một lần chứng minh tinh thần chiến đấu kiên cường chưa bao giờ có ở các đội tuyển trong lịch sử bóng đá Việt Nam.

Chưa bao giờ bóng đá Việt Nam có sở trường lội ngược dòng hay như hiện tại. Bị U22 Thái Lan dẫn 2-0 vẫn bình tĩnh gỡ hòa để tiễn họ về nước, bị thủng lưới sớm trước U22 Indonesia nhưng cuối cùng vẫn biết cách làm cho họ thất bại.

Trước đội mạnh chúng ta biết “khiêm tốn phòng thủ” kiên nhẫn chờ cơ hội, trước đội ngang tầm ông Park cũng biết cách đánh “vỗ mặt”. Tóm lại lúc này các đội tuyển Việt Nam không chỉ có một bài như xưa.

Nhìn vào thành tích của ông Park và tính cách của đội tuyển hiện tại, nhiều đội bóng ở Đông Nam Á có lý để run chân khi gặp chúng ta. Đó mới là sức mạnh lớn nhất, có chiều sâu, là sức mạnh của “THƯƠNG HIỆU”.

Hàng chục trận đấu ở các giải lớn nhỏ từ khu vực, ra châu lục và ở tầm World Cup, các đội tuyển Việt Nam hầu như luôn đi đến đích mình cần đến. Tối nay cũng thế thôi!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết U22 Việt Nam - U22 Indonesia: Lịch sử không thay đổi nhưng có thể bị lu mờ tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714055874 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714055874 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10