2023 sẽ khó khăn với startup Việt

Theo thesaigontimes 16/11/2022 07:23

Đứng trước tình hình kinh tế vĩ mô trên toàn thế giới bất ổn kéo dài, thị trường đầu tư vào startup trong năm tới sẽ càng khó khăn hơn so với năm 2022.

>>2 startup Việt lọt top Forbes Asia 100 to Watch 2022

6 tháng đầu năm, Việt Nam vẫn có dòng vốn đổ vào có thể tương đương với cùng kỳ năm trước. Nhiều thương vụ lên tới 150 triệu USD như Sky Mavis, công ty đứng sau trò chơi Axie Infinity.

Một thương vụ cũng tiệm cận mốc 100 triệu USD khác chính là quỹ đầu tư tư nhân châu Á Quadria Capital đã đầu tư 90 triệu USD vào Con Cưng.

OnPoint, công ty cung cấp các giải pháp hỗ trợ phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam, cũng công bố huy động được 50 triệu USD từ SeaTown Private Capital Master Fund.

Ngoài ra, thị trường chứng kiến một loạt thương vụ nhỏ hơn nhưng cũng có trị giá lên tới vài chục triệu USD khác như: Finhay huy động được 25 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B; Jio Health, startup trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe gọi vốn 20 triệu USD từ quỹ đầu tư Heritas Capital...

Dòng vốn đầu tư cho năm sau sẽ không được khả quan. Ảnh: Forbes.

Dòng vốn đầu tư cho năm sau sẽ không được khả quan. Ảnh: Forbes.

Tuy nhiên, có một sự thật rằng những số liệu thương vụ đầu tư lớn 50-70 triệu USD được công bố ra thị trường 6 tháng đầu năm 2022 đa phần là những thương vụ bắt đầu từ cuối năm 2021.

Nguyên nhân là những thương vụ lớn thông thường phải mất thời gian từ 6 tháng đến 1 năm mới hoàn thành nên thời điểm nhà đầu tư quyết định rót vốn đã diễn ra từ năm ngoái và đến nay mới xuống tiền.

Chính vì vậy, dòng vốn đầu tư thực tế vào thị trường startup của Việt Nam trong năm 2022 có thể sẽ không cao như dự tính.

Ông Huỳnh Công Thắng, đồng sáng lập và CEO của InnoLab Asia, dự đoán tổng vốn mà các startup gọi được trong năm 2022 sẽ giảm hơn 2021 từ 30 đến 40% và trong năm 2023, con số này sẽ còn sẽ giảm nhiều hơn nữa.

>>Cố vấn khởi nghiệp nâng tầm startup Việt vươn xa

Startup cần phải có giá trị nội tại

Nguyên nhân chính dẫn tới bức tranh thị trường startup tại Việt Nam trong năm tới không mấy tốt đẹp là lạm phát, căng thẳng địa chính trị Nga - Ukraine và suy thoái kinh tế.

Điều này đã khiến dòng tiền từ các quỹ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bị ngưng lại.

Ngoài ra, có một điều cần phải xem xét chính là thực trạng các công ty công nghệ lớn tại Mỹ đang bị giảm giá trị mạnh. Điều này cho thấy, giá trị của các công ty này tăng vọt trong năm 2021 do Covid-19 khi gặp suy thoái sẽ thực sự trở về với giá trị thật vốn có của nó.

Lạm phát tăng cao gây ảnh hưởng tới dòng vốn của startup. Ảnh: Toppr.

Lạm phát tăng cao gây ảnh hưởng tới dòng vốn của startup. Ảnh: Toppr.

Tuy nhiên thực tế là các quỹ ở Việt Nam cũng không hề thiếu tiền.

“Trong năm 2023, dòng tiền sẽ không chỉ tới từ các quỹ đầu tư mà sẽ tới rất nhiều từ các doanh nghiệp lớn. Lý do chính là các tập đoàn sẽ có xu hướng tìm các startup nhằm tối ưu hóa chi phí", ông Thắng cho hay.

Chính vì vậy, các startup phải có một giá trị nội lực, có một sản phẩm, dịch vụ đủ tốt mới có thể thu hút được các nhà đầu tư.

>> Hệ sinh thái startup Việt có 4 kỳ lân với vốn đầu tư mạo hiểm đạt 1,4 tỷ USD

Startup Việt vẫn còn cơ hội

Trong năm 2023, các quỹ sẽ chọn các danh mục an toàn hơn, chính vì vậy những startup gọi các vòng vốn từ series B–C hay chuẩn bị IPO sẽ được chú ý nhiều hơn.

Ngoài ra, vì lý do suy thoái, việc các startup sử dụng đòn bẩy tài chính như đi vay hoặc gọi vốn để nâng giá trị công ty sẽ không còn làm được nữa. Vì vậy, dù các vòng Series B, C có diễn ra thì định giá của các startup cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.

Startup Việt vẫn còn cơ hội. Ảnh: ON.

Startup Việt vẫn còn cơ hội. Ảnh: ON.

Với những startup ở trong lĩnh vực ít "hot" như du lịch, làm đẹp, nhà hàng… được dự báo là bị tác động nhiều trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế. Do đó, đòi hỏi startup sẽ cần luôn phải tập trung vào tối ưu chi phí, tập trung vào việc giữ chân khách hàng trung thành tiềm năng nhất bằng việc không ngừng gia tăng giá trị trong sản phẩm và dịch vụ của mình.

Thực tế, những startup không thuộc những ngành hot không phải là sẽ không gọi được vốn. Việt Nam vốn là một thị trường tiềm năng với dân số vàng, tầng lớp lao động chiếm 68%, trong đó 28% là có qua đào tạo. Chưa kể tới việc Việt Nam bị ảnh hưởng ít hơn các nước phương Tây về suy thoái kinh tế.

Ông Thắng nhận định: “Nếu các startup biết đầu tư và xây dựng nền tảng về dịch vụ, cơ sở khách hàng ngay tại bây giờ, sau khi qua giai đoạn suy thoái này, có thể là 1-2 năm, các startup sẽ dễ dàng nhận được quả ngọt và đi rất xa".

Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế.

Có thể bạn quan tâm

  • 6 startup Việt sẽ tham gia chung kết Cuộc thi khởi nghiệp VietChallenge năm 2022

    6 startup Việt sẽ tham gia chung kết Cuộc thi khởi nghiệp VietChallenge năm 2022

    01:05, 10/11/2022

  • EWC Vietnam 2022 đưa startup Việt tham gia đấu trường quốc tế

    EWC Vietnam 2022 đưa startup Việt tham gia đấu trường quốc tế

    01:38, 01/11/2022

  • 10 startup Việt lọt top “người khổng lồ” Asia Pacific

    10 startup Việt lọt top “người khổng lồ” Asia Pacific

    02:57, 12/08/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
2023 sẽ khó khăn với startup Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO