LTS: Theo số liệu Bộ LĐ-TB&XH, ước tính quý II/2020 sẽ có 400.000 lao động trong doanh nghiệp bị mất việc làm và khoảng 3 triệu lao động có nguy cơ bị ngừng việc.
Đáng lo ngại hơn, hàng trăm nghìn lao động mất việc làm đang đăng kí rút BHXH một lần tạo áp lực về vấn đề an sinh xã hội trong giai đoạn tới. Đây là thời điểm quan trọng để Chính phủ đưa ra các chính sách xử lí “khủng hoảng lao động” một cách kịp thời.
Mặc dù, Chính phủ đã quyết định đưa ra gói hỗ trợ an sinh 62.000 tỷ đồng được xem như “chiếc phao cứu sinh” cho người lao động, tuy nhiên nỗ lực này sẽ chỉ mang tính ngắn hạn nếu người lao động vẫn đua nhau bán sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) hoặc rút bảo BHXH một lần.
Theo báo cáo từ Bộ LĐ-TB&XH, tình trạng doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, ngừng hoạt động và hàng triệu lao động bị ngừng việc tính từ ngày 1/1 – 26/3 khiến hàng trăm nghìn người mất việc đăng kí rút BHXH một lần tại các tỉnh Bình Dương, Sóc Trăng, Đồng Nai và HCM.
Có thể bạn quan tâm
13:05, 16/04/2020
05:05, 13/04/2020
09:44, 10/04/2020
09:32, 01/04/2020
Trao đổi với DĐDN, TS Phạm Minh Huân, Nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết, trước hết là lao động trong ngành dịch vụ, sau đó là tới lao động trong lĩnh vực sản xuất có ít kỹ năng hay lao động phổ thông sẽ chịu “tổn thương” lớn hơn, ví dụ lao động phổ thông trong lĩnh vực thuỷ sản, dệt may, da giày... sẽ có thể bị mất việc cao hơn do doanh nghiệp thu hẹp sản xuất.
Điều này là trùng khớp với dự báo từ Bộ KH&ĐT, ước tính quý II sẽ có trên 250.000 lao động trong doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất bị mất việc làm và 1,5 - 2 triệu lao động bị ngừng việc. Trong trường hợp dịch bùng phát mạnh hơn, ước tính quý 2 sẽ có 400.000 lao động trong doanh nghiệp bị mất việc làm và khoảng 3 triệu lao động có nguy cơ bị ngừng việc.
Mặc dù gói hỗ trợ an sinh 62.000 tỷ đồng đã được đưa ra, chính sách hỗ trợ cho người lao động mất việc, nhất là lao động không có bảo hiểm thất nghiệp, BHXH như “chiếc phao cứu sinh”giúp người lao động có thể vượt qua nguy nan trước mắt trong mùa dịch. Tuy nhiên, thực tế lượng lớn người lao động đã bán cả “chiếu phao cứu sinh” - sổ BHXH. Điều này chứa nhiều rủi ro và là thiệt thòi lớn cho lao động trong tương lai khi hết tuổi lao động mà không có lương hưu. Đồng thời tạo áp lực cho Quỹ BHXH khi phải chi trả BHXH một lần lớn. Lâu dài hơn là bài toán về an sinh trong giai đoạn tới.
Ông Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội phân tích, Quỹ BHXH không hề bị ảnh hưởng nhưng người lao động sẽ chịu thiệt thòi. Gói hỗ trợ an sinh 62.000 tỷ đồng đã tính toán đảm bảo cơ bản cuộc sống của những đối tượng chịu tác động bởi dịch COVID-19. Do đó, người lao động rất không nên bán sổ BHXH hay đăng kí rút BHXH một lần.