Kích cầu du lịch Việt Nam đang tập trung lớn vào thị trường hàng không, tàu biển và “bỏ quên” nguồn khách du lịch biên mậu tại các cửa khẩu đường bộ.
>>“Mở lối” cho du lịch dược liệu Quảng Nam
TS. Lương Hoài Nam - thành viên Hội đồng tư vấn Du lịch (TAB) cho rằng: “Nếu chúng ta có thể thực hiện ý tưởng visa xuyên Đông Dương, du lịch xuyên Đông Dương, mở visa, mở biên giới với Lào, Campuchia, Thái Lan thì không chỉ thu hút được khách từ thị trường Lào, Campuchia, Thái Lan mà còn có thể khai thác thêm nhiều dòng khách quốc tế mà họ kéo tới.”
Trên hành lang kinh tế Đông – Tây gồm: Việt Nam, Lào, Thái Lan và Campuchia. Nhìn từ thực tế thời gian qua tại các cửa khẩu đường bộ tăng đột biến đặc biệt tại các cửa khẩu có vị trí địa lý thuận lợi với các tỉnh, thành phố trọng điểm du lịch như: Lao Bảo (Quảng Trị), Móng Cái, Hoành Mô, Bắc Phong Sinh (Quảng Ninh); Tây Ninh có 2 cửa khẩu quốc tế và hơn chục cửa khẩu phụ… Mặt khác, trong Tiểu vùng CLMV (Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam) mà nước ta có vai trò quan trọng, song ngành du lịch ít ai còn nhắc tới.
Trên cơ sở hợp tác phát triển và giao thương kinh tế, các tỉnh đã có sự liên kết rất chặt chẽ và thường xuyên với các tỉnh thuộc các nước láng giềng. Trên điều kiện thuận lợi này, nhiều địa phương đang chuyển hướng khai thác triệt để lợi thế đường biên giới để hút du khách từ các nước láng giềng.
Đại diện Sở VH-TT-DL tỉnh Tây Ninh nhận định, khoảng cách từ Tây Ninh đến trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước là TP.HCM tới 100 km. Quãng đường này chính là bất lợi ảnh hưởng không nhỏ tới việc thu hút du khách tới Tây Ninh. Thời gian qua, bên cạnh thị trường khách nội địa, tỉnh đang tập trung phát triển nguồn khách quốc tế, nhất là khách đến từ Campuchia.
Về phía Quảng Ninh, Giám đốc Sở Du lịch Phạm Ngọc Thủy đánh giá những năm qua, tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) đã phát triển hợp tác giao lưu toàn diện về nhiều mặt, trong đó có du lịch. Đây là thị trường khách quốc tế lớn nhất của cả nước và của Quảng Ninh.
Mỗi năm tại cửa khẩu Lao Bảo cũng đón hàng trăm ngàn lượt khách biên mậu đến các tỉnh thành phố du lịch trọng điểm như Đà Nẵng, Huế. Trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến từ Thái Lan qua cửa khẩu này chiếm phần lớn nhưng không có chiến dịch bùng lên mạnh mẽ, một phần vì họ đã quá quen thuộc, phần khác khách Trung Quốc đã “bùng” lên chiếm tỉ trọng lớn nhất trong những năm gần đây…
“Đất” để khai thác và phát triển du lịch từ thị trường khách biên mậu này có thể nói là rất lớn nhưng Việt Nam vẫn còn chưa khai thác hết.
TS Lương Hoài Nam nhận định, thừa nhận ngay cả TAB cũng ít có số liệu cũng như nghiên cứu về đối tượng khách này. Nguyên nhân chính là do chưa có chính sách mở đường biên thông thoáng giữa các nước nên chưa thể khai phá hết tiềm năng của khách biên mậu.
“Nếu các cửa khẩu được mở thông thoáng, người dân, du khách đi lại giữa các nước không cần visa, xe bên mình được qua bên họ, bên họ qua bên mình thuận lợi thì du lịch đường bộ sẽ phát triển mạnh, đặc biệt là dòng khách cá nhân, gia đình", TS Lương Hoài Nam nhấn mạnh.
Thứ nhất, do chính sách nhập cảnh còn nhiều bất cập như: làm thủ tục nhập cảnh mất thời gian, khách đoàn phải đáp ứng nhiều điều kiện, làm đủ loại giấy tờ mới được thông quan, thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam phải xin trước, có những loại thủ tục phải xin giấy phép lên cấp Bộ Giao thông Vận tải…
Thứ hai, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, chưa tương xứng để phát triển du lịch đường bộ. Đường sá phục vụ cho các cửa khẩu chạy thẳng tới các điểm du lịch trọng yếu, chưa đảm bảo về thời gian di chuyển…
>>Phát triển du lịch Golf: Cần có lộ trình và kế hoạch rõ ràng
Thứ ba, là các sản phẩm hiện còn đơn điệu, không có sự liên kết để thay đổi và làm mới. Trong khi nhóm khách du lịch tại các quốc gia láng giềng này đã bắt đầu có xu hướng du lịch thăm quan, mua sắm và vui chơi giải trí và lưu trú nhiều ngày hơn tại Việt Nam so với trước kia.
Thứ tư, theo các chuyên gia du lịch và các Trung tâm Xúc tiến Du lịch các tỉnh nhận định, nhu cầu sang Việt Nam chưa bệnh của du khách biên mậu vẫn rất cao. Nhưng loại hình du lịch chữa bệnh tại Việt Nam cũng chưa hoàn chỉnh và được đầu tư phát triển mạnh mẽ.
Ông Trương Đức Hải - Giám đốc Công ty du lịch Hòn Ngọc Viễn Đông cho rằng, hiện nay các tour khám chữa bệnh có độ dài từ 3 - 4 ngày, thậm chí còn dài hơn. Đặc biệt, các tour khám chữa bệnh này của du khách Campuchia lại chủ yếu do một số người gốc Campuchia sống ở TP.HCM tổ chức và kết nối. Tại Việt Nam cần phải có dòng sản phẩm chuyên nghiệp, trong khi với dòng sản phẩm du lịch khám chữa bệnh cần phải tổ chức chuyên nghiệp hơn.
Theo các doanh nghiệp, sản phẩm du lịch trong nước vẫn đang thiếu đầu tư, quảng bá để đón dòng khách này. Do đó cần nhanh chóng xây dựng chiến lược tổng thể quốc gia để phát triển du lịch đường bộ. Các nước cam kết phối hợp quảng bá các tiềm năng, hợp tác hoặc hỗ trợ tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá thị trường du lịch của hai nước. Đồng thời sẽ phối hợp nghiên cứu các giải pháp kích cầu du lịch, nghiên cứu và hình thành các sản phẩm, tuyến điểm du lịch.
Đồng thời, phải có sự tham gia mạnh mẽ và hỗ trợ tích cực hơn nữa từ chính quyền địa phương để đứng ra liên kết, xúc tiến các chương trình tour, tuyến để sản phẩm hấp dẫn hơn, bài bản hơn như các tour caravan, tuyến lái xe xuyên biên giới.
Để đón dòng khách này, các cơ sở lưu trú và nhà hàng cao cấp của địa phương cũng cần đầu tư, làm mới nhiều hơn nữa để có thể đáp ứng được những đoàn khách lớn, số lượng đông, đảm bảo nhu cầu mua sắm và kích cầu sự sẵn sàng chi tiêu của du khách.
Bên cạnh đó, các đơn vị du lịch, lữ hành cần xây dựng các dòng sản phẩm du lịch khám chữa bệnh. Cần phải tổ chức chuyên nghiệp hơn thông qua việc liên kết với các bệnh viện, và dịch vụ dành riêng cho dòng khách này.
Có thể bạn quan tâm
Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh: Từ bãi biển cát trắng trở thành thiên đường du lịch nghỉ dưỡng
15:44, 01/04/2023
Đà Nẵng tập trung thu hút khách du lịch trong dịp nghỉ lễ
09:57, 01/04/2023
“Mở lối” cho du lịch dược liệu Quảng Nam
04:00, 01/04/2023
Cát Bà chào đón mùa du lịch biển 2023
02:30, 01/04/2023