Cần sử dụng công cụ bảo hiểm giá trong kinh doanh xăng, dầu

GIA NGUYỄN thực hiện 10/06/2024 02:00

Để ứng phó, phòng ngừa rủi ro biến động về giá trong kinh doanh xăng dầu, hầu hết doanh nghiệp các nước phát triển thường sử dụng công cụ bảo hiểm giá - giao dịch hàng hóa phái sinh.

Và để sử dụng công cụ này, cần có tính pháp lý cụ thể, rõ ràng để các doanh nghiệp xăng dầu thực hiện - Đây là chia sẻ của chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long với Diễn đàn Doanh nghiệp.

>>“Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang có vị thế không bình đẳng”

Thưa ông, hiện Bộ Công Thương đang xây dựng Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu và lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động với nhiều quy định mới được bổ sung. Nhiều ý kiến cho rằng, với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, nếu không có biện pháp phòng ngừa rủi ro biến động giá trong hoạt động kinh doanh sẽ không có hiệu quả?

Phòng ngừa rủi ro biến động giá xăng dầu là một nội dung được mọi đối tượng quan tâm, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Có thể nói, biến động giá xăng dầu đã gây ra những tác động trực tiếp đến sự bất ổn của nền kinh tế, đẩy lạm phát gia tăng, đồng thời ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và đời sống người dân. Sự biến động của giá xăng dầu đã nổi lên tính cấp thiết về các biện pháp để giảm thiếu và phòng ngừa rủi ro biến động giá.

Để ứng phó, phòng ngừa rủi ro biến động về giá trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong kinh doanh xăng dầu nói riêng, hầu hết doanh nghiệp các nước phát triển thường sử dụng công cụ bảo hiểm giá - giao dịch hàng hóa phái sinh.

Ở nước ta hiện nay, để phòng ngừa rủi ro về biến động giá trong kinh doanh xăng, dầu thường sử dụng: Quỹ bình ổn giá; mua hàng hoá dự trữ khi giá xăng dầu thế giới có xu hướng biến động; đa dạng hoá nguồn cung cấp để tạo nguồn cung với mức giá thấp nhất. Trong khi đó, việc sử dụng công cụ bảo hiểm giá trong kinh doanh đối với doanh nghiệp xăng, dầu vẫn rất hạn hữu… Do vậy, có sự rủi ro rất lớn đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khi có sự biến động về giá xăng, dầu thế giới.

Với các ưu điểm đã nêu, theo ông vì sao công cụ này chưa được doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu quan tâm?

Bảo hiểm giá - giao dịch hàng hóa phái sinh, dựa trên nguyên tắc thỏa thuận ấn định cố định giá giao dịch cho một lô hàng tại một thời điểm trong một thời hạn nhất định, chuyển giao hàng trong tương lai. Nghiệp vụ này đặc trưng bởi việc trả thanh toán theo giá cố định và thu về giá thả nổi trên cơ sở hàng tháng trong một thời gian xác định.

Ưu điểm của phương thức bảo hiểm giá này là bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp khi giá tăng. Không ảnh hưởng đến hợp đồng hàng thực đã ký với nhà cung cấp, đơn giản và dễ điều hành. Nếu doanh nghiệp xăng dầu sử dụng công cụ này sẽ đem lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp xăng dầu Việt nam chưa quan tâm đến công cụ bảo hiểm giá xăng dầu, do đây là nghiệp vụ có tính kỹ thuật, đòi hỏi năng lực, trình độ chuyên môn phân tích dự báo. Hơn nữa để sử dụng công cụ này cần có tính pháp lý cụ thể, rõ ràng để các doanh nghiệp xăng dầu thực hiện.

Nghiệp vụ bảo hiểm rủi ro về giá là nghiệp vụ cao cấp, thế giới đã dùng nhiều nhưng ở Việt Nam còn ít. Tại khoản 6 Điều 9 Nghị định 83/2014/NĐ-CP về Quyền và Nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu có quy định: “Được áp dụng các công cụ, nghiệp vụ phái sinh phù hợp với thông lệ quốc tế để giao dịch, mua bán xăng dầu”.

>>Cần tư duy và cách tiếp cận khác với thị trường xăng dầu

Quy định còn chung chung, chưa rõ ràng, chưa phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và gây ra khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương đối với hoạt động bảo hiểm giá. Quy định này cũng hạn chế quyền của các thương nhân kinh doanh xăng dầu khác như: Thương nhân sản xuất; Thương nhân phân phối; Thương nhân làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu; Thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu... trong việc áp dụng công cụ phái sinh trong giao dịch, mua bán xăng dầu.

 Diễn biến giá xăng dầu từ đầu năm đến nay. Nguồn: TTX

Diễn biến giá xăng dầu từ đầu năm đến nay. Nguồn: TTX

Đáng nói, tại Nghị định 95/2021/NĐ-CP đã bãi bỏ quy định này và trong xây dựng Dự thảo mới về kinh doanh xăng dầu lần này cũng không được đề cập. Việc bỏ quy định về quyền được áp dụng các công cụ, nghiệp vụ bảo hiểm giá - giao dịch hàng hóa phái sinh của các thương nhân trong hoạt động kinh doanh xăng dầu là một sự thiếu sót lớn, đã hạn chế sự tiếp cận công cụ bảo hiểm rủi ro về giá của các thương nhân kinh doanh xăng dầu.

- Trước thực tế đã nêu, ông có đề xuất, khuyến nghị gì?

Trong bối cảnh thị trường xăng dầu thế giới đang trải qua giai đoạn biến động mạnh, công cụ bảo hiểm giá thông qua Sở Giao dịch hàng hóa được xem là “chìa khóa” giảm thiểu rủi ro đối với ngành xăng dầu. Vì vậy, cần có quy định rõ ràng, đưa vào Nghị định để doanh nghiệp có thể sử dụng được công cụ này.

Quy định này cần tập trung làm rõ nội hàm các vấn đề liên quan đến việc sử dụng công cụ bảo hiểm giá – giao dich phái sinh trong hoạt động kinh doanh xăng dầu như: việc sử dụng công cụ bảo hiểm giá - giao dịch phái sinh của khách hàng chỉ nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro biến động giá cả hàng hóa, không được phép giao dịch để đầu cơ; phạm vi các công cụ - nghiệp vụ phái sinh được phép sử dụng với các giao dịch phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng cần phù hợp với văn bản pháp luật hiện hành tại Việt Nam điều chỉnh hoạt động này; quyền hạn và trách nhiệm của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong sử dụng công cụ bảo hiểm giá – giao dịch phái sinh...

Về phạm vi Hợp đồng giao dịch, cần có quy định rõ ràng, đầy đủ về phạm vi Hợp đồng giao dịch, để tạo điều kiện cho các thành viên tham gia thị trường được giao dịch tất cả các Hợp đồng mà các Sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới đang áp dụng; Về chính sách thuế, phí đối với hoạt động giao dịch hàng hóa phái sinh. Cần có hướng dẫn hạch toán kế toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế với các giao dịch phái sinh để tránh thất thu thuế, rõ ràng về việc hạch toán kế toán đối với các thành phần tham gia thị trường.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm

  • “Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang có vị thế không bình đẳng”

    “Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang có vị thế không bình đẳng”

    03:00, 10/06/2024

  • Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu: Vẫn “nóng” vấn đề cân bằng lợi ích

    Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu: Vẫn “nóng” vấn đề cân bằng lợi ích

    03:00, 25/05/2024

  • Cần tư duy và cách tiếp cận khác với thị trường xăng dầu

    Cần tư duy và cách tiếp cận khác với thị trường xăng dầu

    04:00, 19/05/2024

  • Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu: Còn nỗi lo cho doanh nghiệp

    Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu: Còn nỗi lo cho doanh nghiệp

    04:00, 17/05/2024

  • Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu: Cần hướng đến mục tiêu ổn định thị trường

    Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu: Cần hướng đến mục tiêu ổn định thị trường

    04:00, 16/05/2024

  • Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu: Cân nhắc quy định về sử dụng công cụ phái sinh

    Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu: Cân nhắc quy định về sử dụng công cụ phái sinh

    04:00, 15/05/2024

  • Xây dựng Nghị định mới về xăng dầu: Cần duy trì động lực thị trường

    Xây dựng Nghị định mới về xăng dầu: Cần duy trì động lực thị trường

    13:38, 14/05/2024

  • Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu: Cân nhắc quy định về dự trữ lưu thông

    Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu: Cân nhắc quy định về dự trữ lưu thông

    03:30, 14/05/2024

  • Giữ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu

    Giữ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu "con dao hai lưỡi"

    11:33, 09/05/2024

  • Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu - Cần bãi bỏ Quỹ bình ổn giá

    Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu - Cần bãi bỏ Quỹ bình ổn giá

    03:30, 08/05/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cần sử dụng công cụ bảo hiểm giá trong kinh doanh xăng, dầu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO