Trong khi Mỹ chi viện thêm cho Ukraine 725 triệu USD quy thành vũ khí thì ông Putin nói "không muốn tấn công hủy diệt Ukraine".
>>Chiến sự Nga - Ukraine: "Lá bài" chính trị mới châu Âu đe dọa Nga
Tờ Politico đã tiết lộ một danh sách vũ khí mà Ukraine đề nghị Mỹ chi viện, gồm 300 xe tăng chiến đấu, 1.000 tàu chở quân, 30 hệ thống tên lửa, 250 hệ thống pháo 155mm, 500 tên lửa dẫn đường, 1.000 hệ thống phòng không di động,... trị giá 725 triệu USD. Lầu năm góc đang thảo luận để đưa ra quyết định cuối cùng.
Bên cạnh đó, 30 quốc gia trong nhóm chống Nga đã họp khẩn để bàn bạc các biện pháp trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu làm suy yếu nỗ lực leo thang chiến tranh của Nga.
Một trong những nội dung trọng yếu là ngăn chặn nguồn nhập khẩu linh kiện quân sự của Nga - vốn đang dựa vào “chip lậu” và “hàng nhập khẩu chất lượng thấp hơn” từ các nước như Trung Quốc...
Nga hiện đang bị thiếu hụt nghiêm trọng ổ trục dùng cho sản xuất xe tăng, máy bay, tàu ngầm và các hệ thống quân sự khác, đồng thời thiếu nguồn cung cấp linh kiện cho động cơ diesel hàng hải, máy bay trực thăng và các bộ phận động cơ máy bay, xe tăng, hệ thống điều khiển hỏa lực.
Phương Tây đề nghị các quốc gia đồng minh nên tiếp tục cảnh giác, vì các cơ quan tình báo Nga đã thu mua bất hợp pháp công nghệ và các bộ phận linh kiện phục vụ công nghiệp quốc phòng từ châu Âu và Mỹ.
Trong khi đó Tổng thống Putin luôn tỏ thái độ vững vàng kể từ đầu chiến sự Nga- Ukraine, nhưng sự thật là chúng ta đang chứng kiến một nước Nga sứt mẻ hơn lúc nào hết, đó không giản đơn chỉ là kết quả của 8 tháng chiến sự.
Trong 2 thập kỷ dưới sự lãnh đạo của ông Putin, nước Nga luôn cho thấy hình ảnh ông Putin kiên cường, bất chấp khó khăn, không ngại ăn miếng trả miếng với đối phương. Nhưng chiến sự Nga- Ukraine đã phát lộ rất nhiều điểm yếu.
Về kinh tế, Nga hầu như không nắm được chuỗi cung ứng nào đáng kể ngoài năng lượng, vấn đề ở đây là các công cụ “mềm” để bảo trợ cho ngành công nghiệp xương sống. Sự thật là Moscow không có mạng lưới đồng minh đủ mạnh.
Nước Nga cũng dễ dàng bị cô lập về mặt lý thuyết, rõ ràng càng đẩy mạnh chiến tranh, số lượng quốc gia ủng hộ Nga càng ít đi. Có nghĩa là nhận thức về chiến sự có chiều hướng diễn biến bất lợi cho ông Putin.
Nếu là “chiến dịch quân sự đặc biệt” như một đòn hỏa mù về khả năng phân biệt đúng sai thì các cuộc pháo kích loạn xạ trên lãnh thổ Ukraine phần nào cho thấy sự mất phương hướng; đỉnh điểm là quyết định động viên một phần nhằm bổ sung thêm 300.000 quân đã gây tâm lý lo ngại trong nước.
Hãng thông tấn nhà nươc Nga, TASS ngày 14/10 đưa tin Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết nước này không muốn hủy diệt đất nước Ukraine và sẽ sớm dừng lệnh động viên cục bộ. “Chúng tôi không đặt nhiệm vụ hủy diệt Ukraine. Dĩ nhiên là không, không cần phải oanh kích ồ ạt vì đã đạt mục tiêu nhắm đến phần lớn các mục tiêu”, ông Putin cho biết.
Đáng chú ý, Tổng thống Putin khẳng định lại quan điểm rằng Nga sẵn sàng tổ chức đối thoại, dù ông nói rằng điều đó sẽ cần quốc tế làm trung gian nếu Ukraine sẵn sàng tham gia.
Đây là lần hiếm hoi ông chủ điện Kremlin ngỏ ý đàm phán. Trước đó, ông Putin yêu cầu người đồng cấp phía Ukraine “làm việc” với Lugansk, Donestk và thuộc cấp về các đề nghị của Nga.
Cuộc chiến đã đảo chiều, người Ukraine không còn gì để mất, họ giàu động lực về cuộc chiến vệ quốc, còn Nga đang đánh mất đi nhiều thứ. Dừng lại lúc này là quyết định khó khăn, nhưng đây là lối thoát duy nhất giúp Nga khỏi sụp đổ.
Tuy nhiên, nếu chiến sự Nga- Ukraine tiếp tục kéo dài, thì Ukraine cũng sẽ gặp bất lợi, vì sức chi viện của Mỹ và phương Tây có hạn, đặc biệt các quốc gia phương Tây đang phải vật lộn với khủng hoảng năng lượng và kho dự trữ vũ khí đã gần đạt tới ngưỡng báo động. Do đó, nhiều chuyên gia cho rằng, việc Nga sẵn sàng đối thoại là cơ hội cho Ukraine chấm dứt chiến tranh, tái thiết đất nước, dù rằng Ukraine vẫn đang có quyết tâm giành lại tất cả những vùng đã bị Nga chiếm giữ và có một số lợi thế ngắn hạn.
Có thể bạn quan tâm
Chiến sự Nga - Ukraine: Nga tung "đòn hiểm" với Ukraine
04:00, 12/10/2022
Cầu Kerch bị nổ, chiến sự Nga - Ukraine sẽ khốc liệt hơn
04:30, 10/10/2022
Chiến sự Nga - Ukraine: Mối họa tiềm ẩn sau vụ nổ cầu Kerch
03:30, 10/10/2022
Chiến sự Nga - Ukraine: "Lá bài" chính trị mới châu Âu đe dọa Nga
04:27, 09/10/2022
Chiến sự Nga - Ukraine có nguy cơ vượt tầm kiểm soát
14:33, 05/10/2022
Chiến sự Nga - Ukraine làm "mong manh" quan hệ Nga- Ấn Độ
04:30, 01/10/2022
Belarus sẽ "nhúng tay" vào chiến sự Nga - Ukraine?
04:00, 01/10/2022
Chiến sự Nga - Ukraine: Khó khai hỏa vũ khí hạt nhân
04:30, 30/09/2022