Đầu tư giáo dục: Chọn mô hình hay chất lượng?

Diendandoanhnghiep.vn Giáo dục ngoài công lập đã và đang được nhiều gia đình Việt lựa chọn gửi gắm con em với mong mỏi về không gian học tập rộng mở, nhiều trải nghiệm nhưng ít nặng nề lý thuyết hay áp lực thi cử…

Hệ thống giáo dục giáo dục Embassy Education là một ví dụ có định hướng hoạt động theo mô hình doanh nghiệp xã hội.

Hệ thống giáo dục giáo dục Embassy Education là một ví dụ có định hướng hoạt động theo mô hình doanh nghiệp xã hội.

Chị Hà, một phụ huynh có con vừa lên lớp 8 trường công lập ở TP HCM khá phân vân khi chỉ còn 2 năm nữa, con chị sẽ phải thi chuyển cấp. Áp lực thi chuyển cấp, gần như không “xin xỏ” được ở bất kỳ trường công lập có tiếng nào. Hơn 10.000 thí sinh tại TP HCM đã đăng ký vào các trường ngoài công lập, bên cạnh số thí sinh “nộp đơn” hệ thống “giáo dục Nhà nước” – một tên gọi khác của giáo dục công đã hé lộ lát cắt về tư duy, lựa chọn của các em và cả các bậc phụ huynh đối với hai hệ thống giáo dục trong cùng một nền giáo dục quốc gia.

Nhiều mô hình, rối lựa chọn…

Giáo dục ngoài công lập, với cơ chế mở về tự chủ công tác nhân sự, được kêu gọi giáo viên giỏi về trường dạy với chế độ lương thưởng và điều kiện, tiêu chuẩn, cơ sở vật chất tốt hơn… đã và đang là môi trường giáo dục được đánh giá cao trong xã hội và “cõng” bớt phần nào gánh nặng về quá tải học sinh ở hệ thống giáo dục cao.

Nhưng giáo dục ngoài công lập cũng có dăm bảy mô hình giáo dục khác nhau. Ngoài các trường tư thục bao gồm tư thục các cấp, giáo dục quốc tế, giáo dục phi lợi nhuận, còn có các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, trường dạy nghề (từ cấp PTTH trở lên)… Mỗi mô hình có tiêu chuẩn, điều kiện, cơ sở vật chất… khác nhau và cũng được đánh giá khác nhau trên bảng điểm –bậc thang lên các cấp / nấc khác trong cuộc đời, nhìn từ phí choc ho điểm là chủ thể giáo dục học sinh và cha mẹ của chủ thể giáo dục –các phụ huynh.

Giáo dục tư thục và giáo dục phi lợi nhuận, 2 mô hình mà thực tế giáo dục phi lợi nhuận cũng nằm trong mô hình rộng của giáo dục tư – với sự khác biệt trong mặc định ý thức về các mức học phí, cũng theo đó, thường được đặt lên ngang hàng để so sánh điều kiện học tập lý tưởng cho con em và khả năng chi trả phù hợp của phụ huynh.

Chất lượng "giấy thông hành"  có phụ thuộc... học phí?

“Tại TP HCM, rất nhiều gia đình lựa chọn cho con em theo học từ cấp 1 (tiểu học)  ở trường quốc tế. Ít điều kiện hơn thì cho em học trường tư có điều kiện, chất lượng, chuyên môn thầy cô được đánh giá cao. Lên cấp 2, sẽ có 2 xu hướng: một là vào khoảng lớp 8, các em sẽ đi du học. Hai là tiếp tục lên cấp 3 (PTTH), nhưng đi theo hệ thống trường tư, giảm áp lực thi cuối cấp. Điều kiện học thậm chí có thể lên thẳng hoặc dễ dàng hơn khi từ các trường tư uy tín – bằng tốt nghiệp là “giấy thông hành” đi vào trường đại học cùng hệ thống hoặc các trường đại học, Cao đẳng quốc tế”, chị Hà nói.

Thực tế, Việt Nam chưa có nhiều trường tư (gọi tắt cho trường tư thục) có hệ thống xuyên suốt từ các cấp lên thẳng các bậc đại học. Cái gọi  là “giấy thông hành” vào các trường đại học, Quốc tế cũng chỉ dành cho các Trường Quốc tế đang phát triển bùng nổ ở Việt Nam. Hiện ngoài Tập đoàn Nguyễn Hoàng (NHG) có sự đầu tư bài bản từ cấp thấp nhất Tiểu học lên Đại học và hay gia nhập mạng lưới Quốc tế, với đầu tư xây dựng và vận hành 50 cơ sở giáo dục tại 18 tỉnh, thành phố, đào tạo 65.000 học sinh - sinh viên trong hệ thống 9 thương hiệu giáo dục, thì hầu hết các nhà đầu tư giáo dục khác đều đầu tư “một đoạn” – tức chỉ đầu hệ thống tại một cấp, ví dụ đầu tư mẫu giáo, đại học, cao đẳng, nghề hay phổ thông… không có sự liền mạch. Việc liên thông từ cấp này lên cấp cao hơn theo đó, vẫn không mang đến sự tự chủ cho phía chủ thể giáo dục và không đảm bảo chất lượng xuyên suốt.

Chính vì vậy, nhiều bậc phụ huynh vẫn thường phổ cập và truyền miệng cho nhau một kinh nghiệm “nằm lòng” rằng: Nếu có tiền, hãy xác định cho con đi học quốc tế! Chỉ vì có lo ngại rằng một khi đã học quốc tế ở một cấp, không có tiền quay trở lại công lập, chỉ có thể là…tiêu. Hoặc nhiều học sinh tốt nghiệp phổ thông cách đây vài năm, cũng đã rất hoang mang hoặc mơ màng kỳ vọng khi thấy đại học Hoa Sen – một trong trường đại học tư thục top đầu của Việt Nam, bỗng nhiên các nhà quản lý – đầu tư quay ra tranh cãi tột độ về mô hình hoạt động tư thục hay phi lợi nhuận.

Học sinh con em nhà khá giả thì lo ngại định hướng giáo dục phi lợi nhuận sẽ làm chất lượng và thương hiệu của trường đi xuống, ra trường khó xin việc làm (đại học Hoa Sen là 1 trong trường đại học có đầu ra sinh viên tốt nghiệp cao trong top đầu cả nước với trên 95%/ năm-NV). Con em nhà khó khăn muốn đi học trường đại học có danh tiếng thì hy vọng biết đâu Hoa Sen rồi sẽ giảm học phí khóa/năm. 

Những cuộc tranh cãi tại Hoa Sen may mắn sau nhiều năm cũng đã chấm dứt khi được quy về một mối tại NHG. Nhưng những ý thức mơ màng về đại học phi lợi nhuận với quan điểm đánh đồng rằng phi lợi nhuận (non-profit – NPO), một cách thức kinh doanh phổ biến tại các quốc gia tiên tiến như Anh, Đức, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc,... sẽ là hình thức giáo dục “từ thiện” – miễn phí hoặc học phí thấp khi nhà đầu tư không đặt lợi nhuận làm mục tiêu hàng đầu, thì vẫn còn đây đó.

Bởi vậy, khi Tập đoàn Vingroup tuyên bố làm giáo dục phi lợi nhuận, rất nhiều người lập tức quan tâm đến yếu tố học phí và lợi nhuận hay siêu lợi nhuận hoặc siêu giá trị gia tăng cho hệ sinh thái Vingroup, và quên mất một điều cốt lõi là thực chất, hệ thống giáo dục mới, môi trường giáo dục mới đó mang đến cho các thế hệ tương lai điều gì.

Không phải ngẫu nhiên mà TS Giáp Văn Dương - Tổng hiệu trưởng Hệ thống giáo dục VietSchool cho rằng, triết lý giáo dục quốc gia chưa tìm được tiếng nói đồng thuận. Và việc hướng đến đào tạo con người công cụ, như ở nhiều quốc gia khác trên thế giới, thay cho đích đến của giáo dục đào tạo là đào tạo ra con người tự do, vẫn rất phổ biến – đang diễn ra.

Kinh doanh hay phụng hiến giáo dục?

“Trung dung” giữa hai mô hình giáo dục phi lợi nhuận và tư thục, cùng chung một đích đào tạo và đóng góp cho cộng đồng còn có đầu tư vào giáo dục theo mô hình doanh nghiệp xã hội. Hệ thống giáo dục giáo dục Embassy Education là một ví dụ có định hướng hoạt động theo mô hình này. Đấy cũng là hệ thống có định hướng phát triển xuyên suốt từ cấp đầu đời lên cao nhất và đặc biệt ở mảng nghệ thuật. Nhạc sĩ Thanh Bùi, thành viên sáng lập của hệ thống cho biết, Embassy Education hướng đến giáo dục sáng tạo với lợi nhuận có được sẽ tái đầu tư mở trường để nối dài sự nghiệp giáo dục.

Sinh viên báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài tại Hội đồng ngành Cơ khí, Đại học Công nghiệp Hà Nội 2018 - 2019

Sinh viên báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài tại Hội đồng ngành Cơ khí, Đại học Công nghiệp Hà Nội 2018 - 2019

Sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thực tế là một phần của doanh nghiệp xã hội – đồng thời cũng là một phương thức để phi lợi nhuận tiếp tục duy trì, phát triển. Chỉ có khác là bên cạnh nguồn thu được trang trải hết cho nhà đầu tư-vận hành mới tính đến lợi nhuận, giáo dục phi lợi nhuận nguyên bản còn có nguồn thu/ tài trợ từ các Mạnh Thường Quân.

Dù là nguồn thu đến từ đâu thì với một nền kinh tế đang phát triển, thu nhập ngày càng cải thiện, mức chi tiêu cho giáo dục của người dân ngày càng tăng, các mô hình giáo dục tư thục, phi lợi nhuận hay thậm chí doanh nghiệp xã hội…ngày càng trở nên được ưa chuộng và có điều kiện thu hút, kinh doanh hoặc phụng hiến giáo dục tốt hơn.

Đã có một nhà đầu tư giáo dục từng hỏi người viết rằng: Bạn muốn một dịch vụ giáo dục không chú trọng tiền bạc nhưng luôn đảm bảo chất lượng cao, và bạn sẵn sàng chi trả trong khả năng cho điều đó, hay muốn một dịch vụ giáo dục “từ thiện” hoặc học phí thấp nhưng con em sẽ có khó các điều kiện để khai phóng chính mình, được giáo dục và nuôi dưỡng để trở thành những con người tự do?

Vì không có nhiều điều kiện, dĩ nhiên, người viết, cũng như chị Hà trong bài hay nhiều nhân vật phụ huynh khác, đã và vẫn luôn phân vân đáp án cho câu hỏi này. Nhưng có một điều mà bản thân tôi cũng biết rõ rằng, nếu có điều kiện, xin được phép nhường suất giáo dục từ thiện – nếu có giáo dục từ thiện đúng nghĩa và không hô hào, mang danh phi lợi nhuận vì những mục đích khác - cho những hoàn cảnh còn chưa may mắn. Tôi sẵn sàng chi trả cho giáo dục hôm nay, để các nhà đầu tư hay các thầy cô đều có điều kiện tốt hơn và sẵn sàng công sức, thời gian, tâm sức…cho con em thế hệ tương lai.

Quý vị hẳn cũng lựa chọn như thế, phỏng ạ?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đầu tư giáo dục: Chọn mô hình hay chất lượng? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714370751 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714370751 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10