Hiện nay, nhiều doanh nhân trẻ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn cầu gặp phải thách thức lớn là sự thiếu chắc chắn và mong manh khi khởi nghiệp.
>Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc tế: Doanh nghiệp trẻ và những nỗ lực vượt khó do COVID-19
Tại Diễn đàn, ông Beniam Gebrezghi, Chuyên gia chương trình UNDP khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết, tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương có 66 triệu doanh nghiệp trẻ và đây là một con số tuyệt vời cần phải giúp đỡ để họ lớn mạnh hơn.
Về kết nối mạng lưới, theo ông Beniam Gebrezghi có 68 % các doanh nghiệp trẻ lần đầu tiên tạo ra được các mối quan hệ hợp tác tốt. “Việc kết nối sẽ tạo ra những nỗ lực toàn cầu và cần phải có sự tiếp cận thông qua hệ sinh thái để phát triển doanh nghiệp. Cùng với đó là sự thấu cảm - một trong những chìa khóa cốt lõi cần thiết cho các doanh nghiệp phát triển”, ông Beniam Gebrezghi nói.
Đồng quan điểm, ông Hoàng Công Đoàn, Chủ tịch CLB Đầu tư Khởi nghiệp Doanh nhân trẻ Việt Nam cũng nhấn mạnh: “Cộng đồng doanh nhân trẻ khởi nghiệp Việt Nam rất mong muốn được hòa chung với cộng đồng doanh nhân trẻ của toàn thế giới mong muốn các bạn ở các đất nước có nhiều kinh nghiệm phát triển sẽ hỗ trợ và tạo động lực cho chúng tôi chia sẻ những kinh nghiệm đặc biệt là những kinh nghiệm dành cho các bạn trẻ khởi nghiệp”.
>Trực tiếp tọa đàm trực tuyến: Chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn để trở thành cố vấn
>Khai giảng khóa Đào tạo cố vấn Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tạo tác động xã hội
Hiện nay, nhiều doanh nhân trẻ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn cầu gặp phải thách thức lớn là sự thiếu chắc chắn và mong manh khi khởi nghiệp. Về vấn đề này bà Ana Maria Torres nhận định rằng, việc hỗ trợ về vốn là một trong những điều cần thiết trong giai đoạn này.
Đặc biệt, từ năm 2021 đến nay, các doanh nghiệp khởi nghiệp ở các lĩnh vực y tế đã có sự tăng trưởng rất lớn, tạo ra tầm ảnh hưởng xã hội. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ liên quan đến chăm sóc y tế từ xa cũng gặp được những nguồn lực hỗ trợ để họ thích nghi với thay đổi, có nguồn tài chính và có những chương trình khuyến khích phát triển.
“Chúng tôi cũng tạo ra một nền tảng toàn cầu nói chung và tại khu vực Đông Nam Á nói riêng với hơn 118 quốc gia cùng tham dự vào hệ thống này", bà Ana nhấn mạnh.
Diễn đàn cũng đặt ra câu hỏi, dưới góc độ của nhà đầu tư, xu thế tương lai cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ như thế nào? Ông Eddie Thái – Đồng sáng lập Quỹ Ascend Vietnam Ventures chia sẻ rằng, với vai trò là doanh nhân, là những người khác biệt, nhìn thế giới theo một cách để tạo ra tầm ảnh hưởng lớn cho cộng đồng xung quanh. Có nhiều người trẻ nghĩ rằng khởi nghiệp phải có rất nhiều kinh nghiệm, có nhiều tiền và phải làm việc trong một môi trường kinh doanh từ 10-20 năm. Do đó, khởi nghiệp càng sớm càng tốt và nếu muốn nhìn thế giới theo một góc nhìn khác, thì độ tuổi từ 20 -30 tuổi là những độ tuổi khởi nghiệp phù hợp nhất, hấp dẫn nhất.
“Các bạn trẻ hoàn toàn có thể tự nghĩ ra những ý tưởng đầu tư cho chính mình và đây là một giai đoạn phù hợp để bắt đầu. Khi các bạn có ý tưởng, hãy đến gặp chúng tôi để lấy tiền”, đó là thông điệp của nhà Đồng sáng lập Quỹ Ascend Vietnam Ventures.
Ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch thường trực VCCI:Đây là năm thứ 2, VCCI cùng phối hợp với UNDP, dự án Youth Co:Lab, để tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp quốc tế dành cho các doanh nghiệp trẻ, các doanh nghiệp khởi nghiệp tạo tác động xã hội. Đây cũng là năm đầu tiên, một diễn đàn khởi nghiệp quốc tế của Việt Nam có sự hiện diện của đại diện Mạng lưới Khởi nghiệp Toàn cầu (GEN) tham dự. VCCI mong muốn thông qua các hoạt động khởi nghiệp thiết thực, hiệu quả sẽ góp phần tạo hỗ trợ các doanh nghiệp trẻ có đủ “sức khỏe” vượt qua đại dịch. Bà Ana Maria Torres - Đại diện Mạng lưới Khởi nghiệp Toàn cầu:Khoảng 61 % doanh nhân trên toàn cầu bị đe doạ vì COVID-19. Khi COVID-19 xuất hiện, hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng thay đổi và sự tương tác giữa con người cũng thay đổi rất nhiều vì vậy đây cũng là cơ hội nhưng cũng là thách thức làm thế nào để các quốc gia đặc biệt là các doanh nghiệp có thể thích nghi với sự thay đổi này. Vì vậy, chìa khóa cốt lõi ở đây là làm thế nào để họ có thể xoay trục thật nhanh, trang bị các kỹ năng kinh doanh kịp thời và tạo ra sự thay đổi về cách suy nghĩ. Để dù kinh doanh trong lĩnh vực nào thì các chủ doanh nghiệp đều phải trở thành doanh nhân. Ông Patrick Haverman, Phó trưởng đại diện UNDP Việt Nam:Ở Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp khởi nghiệp tạo tác động xã hội không chuẩn bị để đối phó với những tác động mạnh mẽ của thị trường, có 62% chiến đấu, đối phó với sự trì hoãn sản xuất cũng như giảm số lượng khách hàng do COVID - 19, theo nghiên cứu của Youth Co: Lab năm ngoái. Năm 2022, Việt Nam sẽ nổi lên khi có hệ sinh thái khởi nghiệp lớn thứ 3 trong khu vực Asean cùng Singapore và Indonesia. Theo báo cáo của Golden Gate Ventures vào tháng 7 /2021. |
Có thể bạn quan tâm
Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc tế: Mong muốn chia sẻ kinh nghiệm từ cộng đồng doanh nghiệp quốc tế
16:25, 18/11/2021
Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc tế: Việc kết nối tạo ra những nỗ lực từ toàn cầu
15:55, 18/11/2021
Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc tế: Hỗ trợ về vốn là một trong những điều cần thiết
14:55, 18/11/2021