Doanh nghiệp thuỷ sản Việt bị "tuýt còi" vì mẫu sản phẩm dính SARS-CoV-2

Diendandoanhnghiep.vn Lần đầu tiên 52 lô hàng thuỷ sản của 36 doanh nghiệp Việt bị cảnh báo phát hiện SARS-CoV-2 trên mẫu sản phẩm ở phần mặt bao bì ngoài, bao bì trong, thành bên trong container.

>>>Doanh nghiệp ngành tôm gặp khó khăn "kép"

Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản, Bộ NN&PTNT cho biết, thời gian gần đây, tình trạng lô hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bị cơ quan thẩm quyền nước này cảnh báo phát hiện virus SARS-CoV-2 tiếp tục tăng mạnh.

52 lô hàng của 36 doanh nghiệp Việt Nam bị cảnh báo phát hiện virus SARS-CoV-2 trên mặt bao bì ngoài, bao bì trong, thành bên trong container. 

52 lô hàng của 36 doanh nghiệp Việt Nam bị cảnh báo phát hiện virus SARS-CoV-2 trên mặt bao bì ngoài, bao bì trong, thành bên trong container. 

Theo đó, đến nay đã có tổng cộng 52 lô hàng của 36 doanh nghiệp Việt Nam bị cảnh báo phát hiện virus SARS-CoV-2 trên mặt bao bì ngoài, bao bì trong, thành bên trong container. Vậy, đây là lần đầu tiên virus SARS-CoV-2 bị cảnh báo phát hiện trên mẫu sản phẩm của hàng thuỷ sản Việt Nam.

Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản, bên cạnh việc tạm dừng thủ tục nhập khẩu kéo dài đối với doanh nghiệp, phía Trung Quốc cũng liên tục kiểm tra trực tuyến đối với các doanh nghiệp có lô hàng bị cảnh báo phát hiện virus SARS-CoV-2.

Với tình hình lây nhiễm Covid-19 ở Việt Nam như hiện nay, Trung Quốc vẫn kiên định với chiến lược “Zero COVID” nên kiểm tra rất gắt gao virus SARS-CoV-2 trên vỏ bao bì các lô hàng xuất khẩu.

Do đó, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản cảnh báo, nếu không kịp thời có biện pháp kiểm soát, số lô hàng thuỷ sản bị cảnh báo phát hiện virus SARS-CoV-2 và trả về sẽ rất nhiều, gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến uy tín của thủy sản Việt Nam.

Bên cạnh đó, rất có thể cơ quan thẩm quyền Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn, tác động đến hoạt động sản xuất xuất khẩu của các doanh nghiệp.

Do đó, vấn đề sống còn lúc này là giữ cho hàng hóa, bao bì không bị nhiễm virus. Nếu phía nước bạn lại phát hiện axit nucleic trên bao bì hay hàng hóa thì họ có thể sẽ lại đóng cửa với nông sản xuất khẩu của Việt Nam.

Thậm chí, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản cũng nhấn mạnh về những yêu cầu kỹ thuật mà Hải quan Trung Quốc yêu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường này.

Trung Quốc vẫn kiên định với chiến lược “Zero COVID” nên kiểm tra rất gắt gao virus SARS-CoV-2 trên vỏ bao bì các lô hàng xuất khẩu.

Trung Quốc vẫn kiên định với chiến lược “Zero COVID” nên kiểm tra rất gắt gao virus SARS-CoV-2 trên các lô hàng xuất khẩu.

“Phía Trung Quốc gần đây xét nghiệm virus SAS-CoV-2 trên bao bì ngoài chứ không phải chỉ trên bao bì trực tiếp bao gói sản phẩm. Thực tế cho thấy, virus SARS-CoV-2 đã được phát hiện trên bao bì ngoài chứ không phải trên thực phẩm hay bao bì trực tiếp đựng quả thanh long”, ông Tiệp lưu ý.

>>>Dư địa tăng trưởng xuất khẩu thủy sản năm 2022

>>>Các công ty khởi nghiệp Indonesia đổ xô đầu tư nuôi trồng thủy sản

Cho đến nay, Trung Quốc chưa phát hiện SAS-CoV-2 trên thực phẩm. Nhưng yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt các lô hàng thực vật, động vật đều phải có giấy chứng nhận kiểm định thực vật đối với thực vật và giấy chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thủy sản hoặc động vật thì mới đáp ứng yêu cầu để hải quan Trung Quốc cho thông quan.

Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản yêu cầu lãnh đạo doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc cần nghiêm túc nhận thức mức độ quan trọng của công tác kiểm soát và phòng chống COVID-19 trong quá trình sản xuất, xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc.

Chỉ đạo quyết liệt, sát sao các bộ phận liên quan thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, Hướng dẫn của FAO, WHO, đặc biệt tập trung một số biện pháp kiểm soát cụ thể.

Trong đó, yêu cầu người tham gia công đoạn bao gói, bốc xếp thành phẩm ra, vào kho, lên, xuống container phải tuyệt đối mang khẩu trang 100% thời gian làm việc, thường xuyên khử trùng tay và định kỳ được xét nghiệm sàng lọc.

Đồng thời, nghiên cứu, tham khảo áp dụng Hướng dẫn kỹ thuật khử trùng phòng chống virus SARS-CoV-2 đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo quản lạnh mới được ban hành kèm theo công hàm số 55 ngày 15/2/2022 của Cục An toàn thực phẩm, Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản đề nghị Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến việc nghiêm túc tuân thủ các biện pháp phòng chống COVID-19 tới các doanh nghiệp hội viên.

Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Trung Bộ, Nam bộ và các Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng thông tin, giám sát, nhắc nhở việc tuân thủ trong quá trình thẩm định, chứng nhận điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và thẩm tra, kiểm tra chứng nhận lô hàng xuất khẩu đối với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu vào Trung Quốc trên địa bàn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp thuỷ sản Việt bị "tuýt còi" vì mẫu sản phẩm dính SARS-CoV-2 tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714389304 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714389304 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10