Foxconn: Danh tiếng và tai tiếng

Trương Khắc Trà 19/04/2019 11:00

Ở Foxconn bạn có thể nghe rất nhiều mẫu chuyện kinh điển về Terry Gou hoặc có thể tìm thấy những số liệu kinh hoàng trên báo chí...

Năm 1974, tại Đài Loan, Tery Gou là chàng thanh niên đầy máu lửa kinh doanh đã vay của mẹ mình 7.800 USD để thành lập ra xưởng sản xuất núm điều chỉnh kênh trên chiếc tivi đen trắng.

Vài năm sau công ty của Gou nâng cấp trình độ bằng việc sản xuất máy chơi game, jazz cắm dẫn dữ liệu, đến những hợp đồng đầu tay với Compaq, thâu tóm đối thủ, mở rộng thị trường...Foxconn hình thành như thế.

Có thể bạn quan tâm

  • Tại sao Foxconn có thể sản xuất iPhone tại Việt Nam?

    Tại sao Foxconn có thể sản xuất iPhone tại Việt Nam?

    15:45, 03/02/2019

  • Chủ tịch Foxconn: Mỹ- Trung đang chiến tranh công nghệ

    Chủ tịch Foxconn: Mỹ- Trung đang chiến tranh công nghệ

    04:30, 23/06/2018

Cứ 100 thiết bị điện tử tiêu dùng hiện có mặt trên thế giới có 40 thiết bị được sản xuất, láp ráp bởi Foxconn, có nghĩa là 60 thiết bị còn lại chia cho hàng ngàn công ty lắp ráp khắp toàn cầu.

Là một công ty chuyên về lĩnh vực điện tử của Đài Loan, ra đời vào năm 1975 - đúng vào lúc xu hướng công nghệ rẽ ngoặt. Foxconn nhanh chóng trở thành nơi sản xuất, lắp ráp theo đơn đặt hàng của những nhà thiết kế sản phẩm điện tử trứ danh như Nokia, Sony, LG, Motorola, Dell, HP và dĩ nhiên có cả Apple.

Có thể hiểu tổng quát, bất cứ nơi nào muốn sở hữu thương hiệu điện tử cho riêng mình đều phải liên hệ với Foxconn sản xuất những cấu kiện như trên bản vẽ thiết kế, chủ sở hữu chỉ việc mang về lắp ráp, gắn thương hiệu và bán ra thị trường.

Phía sau cánh cổng này được gọi là

Phía sau cánh cổng này được gọi là "thành phố Iphone"

Ở Thâm Quyến (Trung Quốc) có khu chợ Hoa Cường Bắc nổi tiếng với mặt hàng kinh kiện điện tử bán theo dạng “cân ký, đóng bao tải” như mớ rau, phong phú đến mức người ta chỉ cần đi một đoạn ngắn là có thể mua tất cả mọi thiết bị để lắp ráp thành chiếc smartphone tối tân nhất trong vài chục phút. Đó là những sản phẩm siêu cạnh tranh vì giá rẻ, chạy tốt.

Yếu tố chính tạo nên thành công của Foxconn chính là kỹ thuật thiết kế độc quyền và các dịch vụ chế tạo cơ khí cho khách hàng. Đổi lại, Foxconn chỉ là một công ty được cấp quyền sản xuất sản phẩm, còn những thiết kế mang tính đổi mới sẽ được tùy chỉnh theo yêu cầu của khách hàng.

Foxconn không những đã thâu tóm “gã khổng lồ” Sharp - nhà cung ứng lớn nhất của Apple, mà còn tạo ra dòng chữ huyền thoại “Assembled in China” sau mỗi chiếc Iphone, Ipad.

Đi cùng với danh xưng “công xưởng thế giới” từ Trung Quốc đại lục, Foxconn chiếm lĩnh 40% thị phần sản xuất linh kiện điện tử toàn cầu và đánh bại mọi đối thủ nhờ lợi thế “nhân công giá rẻ”.

Pha kết hợp thần sầu Foxconn - Apple làm nên danh tiếng của cả hai, nhưng để lại hàng triệu chiếc Iphone “nhuốm máu” người lao động.

Mảnh lưới được giăng dưới mỗi khu nhà để tránh nhảy lầu

Mảnh lưới được giăng dưới mỗi khu nhà để tránh nhảy lầu

Năm 2012, giữa cơn “sốt” Iphone cuồng điên, tờ báo nổi tiếng New York Time đã làm loạt bài điều tra chấn động liên quan đến Foxconn - nơi sản xuất hàng triệu chiếc Iphone mỗi tháng.

Đó là những con số tồi tệ về điều kiện sống và làm việc: 20 công nhân sống trong 1 căn hộ 3 phòng ngủ; 70.000 người sống tập trung trong ký túc xá của nhà máy Foxconn Thành Đô; công nhân trẻ nhất là 13 tuổi; 83,2 giờ là khoảng thời gian mỗi công nhân phải làm thêm trong 1 tháng; mức lương được hứa hẹn là 450 USD/tháng; có thể huy động một lúc 3.000 nhân công làm việc đột xuất trong đêm…

Và những cái chết: Công nhân đầu tiên đột quỵ vì làm việc 34h đồng hồ không nghỉ; 70 bác sỹ tâm thần được thuê để ngăn các vụ tự sát và hàng chục cái chết đau đớn khác liên quan đến nhà máy…

Đó là những con số kinh hoàng trong thế kỷ mà mà con người đã nhận thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa của lao động, vật chất và tinh thần.

Khả năng trỗi dậy mạnh mẽ của Foxconn hẳn nhiên được quyết định bởi “chất xám” của giới lãnh đạo tối cao, nhưng sự thật làm “lao động bị tha hóa” - một phát hiện của của K. Marx khi nghiên cứu kinh tế và chính trị cách đây hơn 100 năm.

Đó là người lao động không phải chỉ làm cho mình, mà còn làm cho người khác, sát nghĩa hơn là khi sức lao động bị bóc lột quá đà, phần để lại cho người lao động không đáng là bao so với lợi nhuận kếch xù của các ông chủ. Tuy nhiên Marx chỉ mới đề cập đến khía cạnh “tha hóa về mặt vật chất”.

Thời của Marx, lao động chưa xuất hiện tình trạng tha hóa về mặt tinh thần, căn bệnh trầm cảm, tự kỷ vì áp lực công việc khủng khiếp, căn bệnh công nghiệp mới được mô tả khi loài người chuyển sang văn minh công nghiệp.

Foxconn đang sử dụng khoảng 1 triệu lao động

Foxconn đang sử dụng khoảng 1 triệu lao động

“Thức dậy lúc 6:30 sáng.

Đi đến nhà máy lúc 7 giờ sáng.

Ăn sáng rồi bắt đầu làm việc lúc 8 giờ sáng.

Dành một giờ cho bữa trưa. Hầu hết mọi người ăn ở căng tin bên trong khuôn viên nhà máy, nhưng một số người chọn ăn bên ngoài vì thức ăn chất lượng hơn.

Công việc kết thúc lúc 5 giờ chiều, nhưng nếu được yêu cầu làm thêm, phần lớn công nhân sẽ chấp thuận và tiếp tục ở nhà máy đến 8 -10 giờ tối.

Sau giờ làm việc, họ ăn tối với bạn bè hoặc chơi game điện tử cho đến 10 hoặc 11 giờ tối rồi đi ngủ”- Đó là mô tả của 4 công nhân tại Foxconn Trịnh Châu (Trung Quốc).

Ở Foxconn có thể tìm thấy mọi câu chuyện, những vinh quang, thành công tột bậc, bài học kinh doanh lẫn những bê bối liên quan đến quyền con người.

Terry Guo - ông chủ Foxconn là con người đặc biệt, vừa rời vị trí CEO, quyết định trở thành chính trị gia, theo nhiều nguồn tin Terry Guo có thể là một đảng viên.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Foxconn: Danh tiếng và tai tiếng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO