Giải pháp đầu tư hạ tầng cho ngành thủy sản

LINH NGA 10/11/2020 09:32

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, theo nguyên tắc, định mức phân bổ vốn, Bộ đã dự kiến 170 dự án với số vốn 4.370 tỷ đồng.

Trả lời câu hỏi đại biểu Nguyễn Hồng Vân (Phú Yên) về giải pháp đầu tư hạ tầng thủy sản sáng nay (10/11), Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết hạ tầng thủy sản, các cảng cá và khu tránh trú bão là vấn đề quan trọng và rất có ý nghĩa với ngư dân. Nó có thể kịp thời cung cấp, nâng cao chất lượng thủy hải sản sau khi đánh bắt, hỗ trợ người dân về nhu yếu phẩm, xăng dầu, đảm bảo an toàn cho người dân khi tránh trú bão và bảo vệ chủ quyền biển đảo.

gsdg

Với việc nước ta hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, việc tuân thủ các quy định quốc tế về khai thác thủy sản là vấn đề bức thiết.

Tuy nhiên, hạ tầng thủy sản còn yếu và chưa đáp ứng được nhu cầu, nhưng cũng như nhu cầu hạ tầng của nhiều ngành khác rất lớn nhưng chưa có nguồn lực để đầu tư, nguyên nhân là do chúng ta phải thực hiện rất nhiều nghĩa vụ nên các cảng cá chưa có đủ kinh phí để làm.

Số liệu từ Tổng cục Thủy sản cũng cho thấy, đến nay, cả nước có 89/125 cảng cá đã được đầu tư, nâng cấp với tổng công suất khoảng 1,8 triệu tấn thủy sản qua cảng/năm. Bên cạnh đó, có 66/146 khu neo đậu tránh trú bão đã được đầu tư với tổng công suất neo đậu khoảng 51.670 tàu. Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế tại các địa phương, Tổng cục Thủy sản đánh giá quy mô, công suất các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá chưa đáp ứng yêu cầu theo quy hoạch tại Quyết định số 1976 của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là Luật Thủy sản năm 2017.

Bên cạnh đó, đầu tư cho xây dựng cảng cá trong thời gian qua rất thấp so với yêu cầu, việc đầu tư còn dàn trải, không đồng bộ, dẫn đến số lượng công trình được đầu tư còn hạn chế so với quy hoạch…

Hiện nay, với việc nước ta hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, việc tuân thủ các quy định quốc tế về khai thác thủy sản là vấn đề bức thiết. Thực tế, nghề đánh bắt thủy sản nước ta đã bị Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo thẻ vàng, nếu không tích cực khắc phục thì nguy cơ bị phạt thẻ đỏ vẫn luôn hiện hữu. Để gỡ được thẻ vàng, bên cạnh đẩy mạnh ý thức của ngư dân thì cần tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng để đáp ứng yêu cầu quản lý, cấp chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác. 

Về giải pháp sắp tới, trả lời tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, theo nguyên tắc, định mức phân bổ vốn, Bộ đã dự kiến 170 dự án với  số vốn 4.370 tỷ đồng. Với các cảng cá thì các địa phương tham gia phần vốn của mình để xây dựng, còn các nơi tránh trú bão mang tính liên vùng, thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trao đổi với Bộ NN&PTNT, trong đó xác định hai ưu tiên sắp tới của ngành nông nghiệp là vấn đề an ninh nguồn nước và các nơi tránh trú bão.

Có thể bạn quan tâm

  • Cơ hội từ EVFTA: (Bài 3) Ngành thủy sản tập trung gỡ thẻ vàng IUU

    Cơ hội từ EVFTA: (Bài 3) Ngành thủy sản tập trung gỡ thẻ vàng IUU

    14:55, 17/06/2020

  • [NGÀNH THỦY SẢN VƯỢT “BÃO” COVID-19] Ngân hàng cần “nới lỏng” các khoản vay

    [NGÀNH THỦY SẢN VƯỢT “BÃO” COVID-19] Ngân hàng cần “nới lỏng” các khoản vay

    04:58, 26/04/2020

  • [COVID-19] Ngành thuỷ sản: Sụt giảm tới 50% đơn hàng

    [COVID-19] Ngành thuỷ sản: Sụt giảm tới 50% đơn hàng

    00:30, 24/03/2020

  • Ngành thuỷ sản năm 2020: Bám sát khuyến nghị của EC

    Ngành thuỷ sản năm 2020: Bám sát khuyến nghị của EC

    01:15, 17/01/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giải pháp đầu tư hạ tầng cho ngành thủy sản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO