Giảm thuế giá trị gia tăng: Ngành thuế Hải Phòng nói gì?

LAN VŨ 18/02/2022 11:00

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nguồn tài chính tương đương khoảng 2% (bằng tỷ lệ giảm thuế), từ đó sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì, phục hồi sản xuất và mở rộng kinh doanh.

>>>Giảm thuế VAT tác động ra sao tới lạm phát năm 2022?

Việc giảm thuế VAT được thực hiện theo Nghị quyết số 43 của Quốc hội và Nghị định số 15 của Chính phủ ban hành ngày 28/1.

Cả doanh nghiệp, người tiêu dùng đều được lợi

Theo Cục Thuế Hải Phòng, việc giảm thuế suất thuế GTGT từ 10% xuống 8% đồng nghĩa với việc giảm 20% nguồn thu từ thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% thuộc diện được giảm. Ước tính tại Hải Phòng giảm thu ngân sách năm 2022 khoảng 1.000 tỷ đồng. Đây là con số khá lớn, với Hải Phòng số tiền hơn 1.000 tỷ đồng có thể làm được tuyến đường lớn như đường Đông Khê 2…

Tuy nhiên với hi vọng, giải pháp này sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi, đồng thời có tác dụng kích thích tiêu dùng, đầu tư qua đó đóng góp vào kết quả khôi phục lại nền kinh tế của đất nước, của thành phố sau dịch bệnh và góp phần thực hiện an sinh xã hội, đồng thời tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Đó chính là cách nuôi dưỡng nguồn thu, sau khi kinh tế hục hồi, phát triển, thành phố sẽ thu lại không chỉ 1.000 tỷ đồng mà là hàng trăm nghìn tỷ đồng. Nộp ngân sách sẽ tăng bù đắp nguồn giảm.

Người tiêu dùng được hưởng lợi khi được

Người tiêu dùng được hưởng lợi khi được trừ 2% thuế GTGT vào hóa đơn mua hàng.

Theo Cục Thuế Hải Phòng, việc giảm thuế giá trị gia tăng là giải pháp hiệu quả nhất trong thời điểm hiện nay vì cả hai đối tượng người sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ và người tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ cùng được hưởng lợi.

Đối với người sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ: không phải tăng giá thành sản phẩm, dịch vụ  qua đó kích cầu tiêu dùng, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ vì được giảm thuế GTGT đầu ra, giảm nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.

Đối với người tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ: đây là nhóm đang bị ảnh hưởng lớn khi thu nhập, việc làm bị giảm do dịch bệnh, việc giảm thuế VAT đầu vào sẽ giúp nhóm này trực tiếp tiết kiệm được một phần chi tiêu bình quân, giảm bớt khó khăn kích thích tiêu dùng. Theo đó, việc giảm được chi phí chi tiêu này sẽ tạo điều kiện tốt hơn để người tiêu dùng tiếp tục tiêu dùng, phục vụ đời sống, qua đó tăng giao dịch trên thị trường.

Bên cạnh đó, việc giảm thuế VAT sẽ giúp kiềm chế, kiểm soát việc tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) khi tiêu dùng trong nước phục hồi và mở rộng sau dịch.

Vẫn còn nhiều khó khăn khi áp dụng

>>>Giảm thuế VAT về 8%: Doanh nghiệp “bối rối"

>>>Giảm thuế VAT xuống 8%, người bán, người mua đều hưởng lợi

doanh nghiệp, người dân giảm bớt một phần khó khăn về kinh tế và đồng thời cũng tạo đà phục hồi trước ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Doanh nghiệp, người dân sẽ giảm bớt một phần khó khăn về kinh tế và đồng thời cũng tạo đà phục hồi trước ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Không thể phủ nhận rằng chính sách này sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp, người dân giảm bớt một phần khó khăn về kinh tế và đồng thời cũng tạo đà phục hồi trước ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. 

Tuy nhiên, theo Cục Thuế Hải Phòng cho biết, do Nghị định ban hành vào ngày 28/01/2022 là ngày làm việc cuối cùng trước khi nghỉ Tết Nguyên đán, có hiệu lực thực hiện từ ngày 01/02/2022 trùng với ngày mùng 1 Tết dương lịch, do đó nhiều doanh nghiệp nhận được thông tin nhưng chưa kịp phổ biến cho các bộ phận bán hàng hóa dịch vụ mặc dù Cơ quan Thuế đã kịp thời tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng ngay trước Tết dẫn đến doanh nghiệp còn vướng mắc khi thực hiện việc giảm thuế GTGT.

Hơn nữa, không phải ngành nghề, mặt hàng nào cũng được giảm thuế GTGT, nên các doanh nghiệp cũng có tâm lý khi xác định mặt hàng bán có thuộc đối tượng được giảm thuế hay không. Nhiều doanh nghiệp chưa tra cứu kỹ nên chưa xác định được ngành nghề của doanh nghiệp có thuộc đối tượng được giảm hay không được giảm.

Về vấn đề này Cục Thuế Hải Phòng cho biết, đã tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ cho người nộp thuế để xác định xem họ có thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT hay không để áp dụng.

Cụ thể: Để tra cứu mặt hàng thuộc diện giảm thuế GTGT được thuận tiện hơn, người nộp thuế có thể tra cứu mã danh mục sản phẩm của doanh nghiệp quy định tại Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày 01/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam  hoặc tra theo mã HS (áp dụng đối với hàng hóa tại khâu nhập khẩu) và đối chiếu với các sản phẩm, dịch vụ không được giảm quy định tại Phụ lục I, II, III ban hành kèm Nghị định 15/2022/NĐ-CP để xác định có thuộc trường hợp được giảm thuế GTGT hoặc không được giảm thuế GTGT.

Có thể bạn quan tâm

  • Giảm thuế VAT tác động ra sao tới lạm phát năm 2022?

    Giảm thuế VAT tác động ra sao tới lạm phát năm 2022?

    07:05, 18/02/2022

  • Giảm thuế VAT về 8%: Doanh nghiệp “bối rối

    Giảm thuế VAT về 8%: Doanh nghiệp “bối rối"

    16:42, 17/02/2022

  • Người tiêu dùng hưởng lợi thế nào khi giảm thuế VAT xuống 8%?

    Người tiêu dùng hưởng lợi thế nào khi giảm thuế VAT xuống 8%?

    14:05, 09/02/2022

  • Giảm thuế VAT xuống 8%, người bán, người mua đều hưởng lợi

    Giảm thuế VAT xuống 8%, người bán, người mua đều hưởng lợi

    00:05, 05/02/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giảm thuế giá trị gia tăng: Ngành thuế Hải Phòng nói gì?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO