Muốn tuyển dụng hiệu quả, đừng xem nhân viên mới là khách!

TRANG ĐOÀN 23/12/2022 08:00

Với một nhân viên tân tuyển, khi xuất hiện những cảm xúc tiêu cực trong quá trình thử việc họ rất dễ dàng từ bỏ công việc của mình.

>>Bí kíp viết CV xin việc gây đốn tim nhà tuyển dụng cùng timviec365.vn

Thị trường tuyển dụng tuy sôi động nhưng việc chiêu mộ và giữ chân người tài chưa bao giờ là điều dễ dàng. Do đó, để tuyển dụng hiệu quả và công sức của bạn không đổ sông đổ bể, đừng bao giờ xem nhân viên mới là khách!

Những áp lực vô hình của một nhân viên mới

Dù là một thực tập sinh, một nhân viên bình thường, một trưởng phòng, thậm chí là một giám đốc, dù có bản lĩnh và tinh thần thép đến đâu thì khi bước chân vào môi trường mới chắc chắn họ đều phải đối mặt với những cảm xúc lo lắng, hồi hộp. Là một nhân viên mới đồng nghĩa với việc phải làm quen với những nội quy mới, quy trình làm việc mới, đồng nghiệp mới, thậm chí phải đối diện với những ánh mắt nghi kỵ có, kỳ vọng có. Tất cả những điều đó sẽ tạo nên một tầng áp lực vô hình khiến nhân viên mới cần một khoảng thời gian để thích ứng và hòa nhập tại công ty mới.

Tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên mới ảnh hưởng thế nào đối với công ty?

1.Chi phí tuyển dụng tăng:

Dù là tuyển dụng ở Bình Dương, Đồng Nai hay TPHCM… thì quá trình đó thường tiêu tốn của công ty khá nhiều ngân sách, đặc biệt là khi muốn tuyển dụng hiệu quả thì cần sử dụng nhiều nền tảng khác nhau. Do đó, mỗi trường hợp nhân viên mới nghỉ việc sẽ khiến công ty của bạn mất thêm một khoản tiền lớn. Bài toán kinh tế giữa giữ chân nhân sự cũ và tuyển dụng nhân sự mới hoàn toàn không cần phải tính toán để đưa ra kết luận.

2. Làm xấu đi thương hiệu tuyển dụng:

Một công ty không ngừng đăng tin tuyển dụng, đặc biệt là tuyển dụng cùng một vị trí sẽ bị “cộp mác” là một công ty tồi tệ. Điều đó khiến ứng viên hoàn toàn mất đi niềm tin, sinh ra cảm giác xa lánh, khiến công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút nhân tài. Cho dù tiêu tốn rất nhiều chi phí để tuyển dụng nhân sự thì cũng khó lòng khiến họ gắn bó lâu dài cùng công ty của bạn.

3 giai đoạn then chốt để quyết định gắn bó lâu dài với công ty hay không

1. Một tuần làm việc:

Đây đơn thuần là giai đoạn học, học và chỉ học mà thôi. Mặc dù khi đưa ra thông điệp tuyển dụng chúng ta thường yêu cầu ứng viên “có kinh nghiệm làm việc” nhưng điều đó không có nghĩa họ không cần phải tiếp tục học hỏi khi bước vào công ty mới. Đồng ý rằng kinh nghiệm sẽ cho họ những kỹ năng để xử lý công việc nhưng họ cần phải học hỏi những quy định và quy trình làm việc của công ty mới để có thể đưa ra quyết sách phù hợp. Trong giai đoạn này, nếu không nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của những người đi trước họ sẽ cảm thấy lạc lõng và rất dễ sinh lòng bất mãn với công ty.

2. Một tháng làm việc:

Có rất nhiều lý do khiến nhân viên mới đưa ra quyết định nghỉ việc trong giai đoạn này nhưng phổ biến nhất vẫn là: mô tả công việc và chế độ đãi ngộ trong thực tế bất đồng với những trao đổi trong quá trình phỏng vấn, khối lượng công việc không xứng đáng với mức lương được trả, môi trường làm việc và văn hóa công ty không phù hợp, đồng nghiệp thiếu hợp tác, bất mãn với quản lý trực tiếp,…

3. Kết thúc thời gian thử việc:

Thời điểm kết thúc thử việc thật sự là thời điểm “giải thoát” đối với nhiều người vì họ đã có thể chia tay công ty mới để tìm kiếm một môi trường làm việc thực sự phù hợp với bản thân. Có thể ý định nghỉ việc đã nhen nhóm trong họ từ thời điểm 1 tháng thử việc nhưng nhiều người lựa chọn kết thúc hợp đồng thử việc mới chính thức dứt áo ra đi.

Lý do: tuy đã cố gắng để hòa nhập nhưng vẫn cảm thấy khó khăn trong việc gắn kết với đồng nghiệp, văn hóa ứng xử và môi trường làm việc độc hại, không nhìn thấy cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp, không được đánh giá đúng đắn về năng lực và những cống hiến trong suốt thời gian thử việc,…

Phải làm gì để giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên mới?

  • Đảm bảo rằng mô tả công việc và chế độ lương thưởng, phúc lợi đúng với những gì đã trao đổi với ứng viên trong lúc phỏng vấn.
  • Theo sát và tận tình hỗ trợ nhân viên mới trong suốt thời gian thử việc để họ có thể hòa nhập với đồng nghiệp và thích nghi với văn hóa công ty.
  • Khảo sát các vấn đề nhân viên mới đang gặp phải để kịp thời đưa ra hướng cải thiện.
  • Tìm hiểu và khuyến khích người lao động chia sẻ thật về lý do nghỉ việc để công ty có thể đưa ra các biện pháp khắc phục và ngày càng hoàn thiện hơn.

Để tuyển dụng hiệu quả và công sức thu hút nhân tài không đổ sông đổ bể, đừng bao giờ xem nhân viên mới là khách, hãy mang đến cho họ cảm giác “người cùng một nhà”.

Có thể bạn quan tâm

  • Startup hưởng lợi khi Big Tech đóng băng tuyển dụng

    Startup hưởng lợi khi Big Tech đóng băng tuyển dụng

    05:23, 15/10/2022

  • Dự báo xu hướng tuyển dụng các ngành nghề trong quý 3/2022

    Dự báo xu hướng tuyển dụng các ngành nghề trong quý 3/2022

    15:49, 21/07/2022

  • Các tình huống pháp luật: Tái tuyển dụng NLĐ có được hưởng ngày nghỉ hằng năm tăng thêm không?

    Các tình huống pháp luật: Tái tuyển dụng NLĐ có được hưởng ngày nghỉ hằng năm tăng thêm không?

    03:00, 25/08/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Muốn tuyển dụng hiệu quả, đừng xem nhân viên mới là khách!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO