Nhờ mô hình độc đáo, Wonder nhận 100 triệu đầu tư từ Nestle

Diendandoanhnghiep.vn Trong khi các dịch vụ giao đồ ăn khác đang lao đao thì Wonder lại vẫn đi lên, mở rộng và được các tập đoàn lớn “để mắt” tới.

>>Mô hình giao đồ ăn khủng hoảng?

Công ty giao đồ ăn Wonder Group vừa được tập đoàn thực phẩm và đồ uống khổng lồ Nestle đầu tư 100 triệu USD. Với thương vụ này, hai công ty cùng nhau kinh doanh mảng thiết bị nhà bếp công nghệ cao và thực phẩm cho các bệnh viện, khách sạn, sân vận động. Bên cạnh đó, Wonder cũng vừa mua lại công ty cung cấp bữa ăn Blue Apron trị giá 103 triệu USD.

Cũng là dịch vụ giao đồ ăn, nhưng mô hình của Wonder Group lại rất độc đáo và cao cấp. Họ chuyên thiết kế các bữa ăn độc quyền với các đầu bếp nổi tiếng và sau đó nấu ngay bên ngoài nhà của khách hàng trong một căn bếp di động. Trên truyền thông, Wonder định vị bản thân mình là “trải nghiệm dùng cơm tại nhà kiểu mới với căn bếp tự động đến tận nơi bên bạn”.

Mục tiêu của Wonder là phục vụ thức ăn tận cửa vẫn còn nóng sốt và ngon lành, chứ không có những hiện tượng (thường thấy trong hình thức giao đồ ăn) như khoai tây mềm oặt hay salad sũng nước.

Mặc dù mới thành lập năm 2018, công ty đã được định giá trên dưới 3,5 tỷ USD vào cuối tháng 6.

Ngoài khoản tiền 100 triệu USD, thỏa thuận với Nestle còn bao gồm việc đưa Wonder trở thành đối tác chiến lược. Số tiền này có thể giúp Wonder tiến gần hơn đến tham vọng giúp các gia đình bận rộn có được những bữa ăn chất lượng cao tại nhà nhanh chóng và dễ dàng.

Gần đây, Wonder cũng đạt được thỏa thuận mua lại công ty cung cấp bữa ăn Blue Apron với giá 103 triệu USD.

Giám đốc Wonder, cũng là cựu giám đốc Walmart, ông Marc Lore cho biết hợp tác với Nestle sẽ giúp Wonder mở rộng quy mô nhanh hơn. Bởi ngoài cơ ngơi đồ sộ trong mảng thực phẩm, đồ uống, đồ ăn đông lạnh, Nestle còn là doanh nghiệp lớn trong mảng cung cấp dịch vụ ẩm thực cho các trường đại học hoặc các hãng du thuyền. Trong hệ thống ấy, chắc chắn sẽ có những nơi có nhu cầu mua thiết bị của Wonder.

Việc hợp tác làm ăn sẽ bắt đầu bằng việc Nestle sản xuất các loại pizza và mỳ Ý được làm riêng phù hợp với thiết bị của Wonder, kèm theo bán luôn các thiết bị này cho khách hàng.

Melissa Henshaw, chủ tịch mảng kinh doanh ngoài trời của Nestle, cho biết nhiều đối tác của họ đã phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, khi khách hàng thì muốn các bữa ăn tiện lợi hơn, hương vị đậm đà hơn, nhưng cơ sở kinh doanh lại thiếu nhân công để làm chúng. Trong nhiều trường hợp, việc thiếu nhân công có thể làm giảm cơ hội kinh doanh, khiến khách hàng thất vọng vì thực đơn và dịch vụ không còn được đảm bảo.

Khi đó, những thiết bị của Wonder có thể giúp các nhà hàng này cải thiện chất lượng đồ ăn, tạo nên tính nhất quán đồng bộ, đem đến nguồn doanh thu ổn định.

Trong thời kỳ đầu hoạt, Wonder từng xây dựng các đội xe tải chứa những căn bếp di động, đậu và nấu các món bên ngoài nhà của khách hàng ở vùng ngoại ô New Jersey và New York. Tuy nhiên mô hình này không thành công lắm và đã bị dừng từ tháng 1.

Sau đó công ty có cách làm mới. Họ chuyển sang mở các căn bếp thực địa, nấu cho khách hàng những món ăn thường xuất hiện trong những nhà hàng lớn, hoặc từ các đầu bếp nổi tiếng như José Andrés, Bobby Flay hay Michael Symon.

Hiện nay Wonder có khoảng 1.100 nhân viên. Công ty lên kế hoạch mở 10 nhà hàng ở ba tiểu bang New York, New Jersey và Connecticut. Mỗi nhà hàng có khoảng mười chỗ ngồi để khách dùng bữa, nhưng phần lớn sẽ phục vụ mang đi hoặc giao tận nhà. Sang năm 2024, Wonder tham vọng mở thêm ít nhất 20 nhà hàng.

Ngoài ra, Wonder còn triển khai mảng B2B dưới thương hiệu WonderWorks, chuyên cung cấp nguyên liệu đồ ăn được chuẩn bị sẵn cho các doanh nghiệp. Hiện nay WonderWorks đang có 50 đối tác, bao gồm các trung tâm hội nghị, nhà hát và sân bay.

Xa hơn nữa, tham vọng của Lore là biến Wonder trở thành “siêu ứng dụng cho bữa ăn”, với nhiều lựa chọn đáp ứng được nhiều ngân sách, nhu cầu, sở thích và lịch trình của khách hàng.

Với hướng kinh doanh như vậy, Wonder sẽ phải đối mặt với rất nhiều đối thủ. Đó có thể là những công ty giao đồ ăn như Uber Eats hay DoorDash, cho đến những nhà hàng đồ ăn nhanh như SweetGreen hay Chipotle, hay thậm chí cả những siêu thị như Kroger và Whole Foods (Amazon).

Trong bối cảnh ấy, Wonder tạo nên sự khác biệt từ chính cách thức họ thực hiện. Như Lore chia sẻ, họ có thể chuẩn bị một danh sách dài các nguyên liệu và nâng tầm hương vị với số lượng ít nhân công, ít thiết bị, ngay trong một căn bếp nhỏ, thậm chí tại những cửa hàng kinh doanh. Hay nói cách khác, nhà bếp của Wonder linh hoạt và có thể đáp ứng mọi nơi.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhờ mô hình độc đáo, Wonder nhận 100 triệu đầu tư từ Nestle tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714421556 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714421556 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10