Luật Đất đai sửa đổi cần cấm phân lô bán nền

DIỆU HOA 19/03/2022 03:00

Theo GS Đặng Hùng Võ, Luật Đất đai hiện vẫn còn vĩ mô, cần tập trung sửa đổi vào các vấn đề cụ thể, trong đó có phân lô bán nền.

>>Chậm sửa Luật Đất đai có thể gây ra nhiều hệ lụy

Báo cáo mới đây tại phiên họp thứ 9 của UBTV Quốc hội, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết Bộ đang hoàn chỉnh dự án Luật Đất đai sửa đổi, chuẩn bị trình xin ý kiến Quốc hội lần đầu vào kỳ họp tháng 5/2022 và lần 2 vào kỳ họp tháng 10/2022.

GS Đặng Hùng Võ - Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

GS Đặng Hùng Võ - Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Liên quan đến sửa đổi Luật Đất đai, trong một chia sẻ mới đây, GS Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT cho rằng luật vẫn còn vĩ mô, chưa giải quyết các vấn đề cụ thể.

GS. Đặng Hùng Võ đề xuất ban soạn thảo "cấm chia lô bán nền, chỉ sử dụng cách thức này ở một số vùng nông thôn đang cần đất ở cho các hộ gia đình tách ra từ một hộ, không mang tính thị trường".

Có thể bạn quan tâm

  • Chậm sửa Luật Đất đai có thể gây ra nhiều hệ lụy

    Chậm sửa Luật Đất đai có thể gây ra nhiều hệ lụy

    16:52, 21/07/2021

  • Sửa Luật đất đai: Cần chính sách đất đai nông nghiệp phù hợp

    21:38, 25/07/2021

Lý giải về đề xuất trên, vị chuyên gia cho biết, sau Luật Đất đai 2003, cố Thủ tướng Phan Văn Khải đã viết tay yêu cầu Nghị định 181 phải có điều cấm hoàn toàn phân lô bán nền ở khu vực đô thị và phát triển quy hoạch đô thị.

Tuy nhiên, chỉ vài năm sau đó, quy định lại mở hơn, cho phép phân lô bán nền ở thị trấn và nông thôn. Đến Luật Đất đai 2013 thì cho phép chia lô bán nền ngay trung tâm thành phố.

Hệ lụy là người dân tích tiền trong đất, để nguyên đất mà không xây dựng hạ tầng phát triển kinh doanh. Điều này chỉ mang lại hiệu quả kinh tế ngắn hạn, lâu dài sẽ phát sinh nhiều hệ lụy, làm cạn kiệt tài nguyên.

Ông Võ khẳng định, sốt đất đầu tiên là ở đất nền, sau đó mới ở loại đất khác, do đó cơ chế chia lô bán nền phải dứt khoát bỏ.

Trên thực tế, sau gần 10 năm thi hành, Luật Đất đai 2013 vẫn chưa đáp ứng được hết yêu cầu thực tiễn đặt ra. Tháng 6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 889/QĐ-TTg về danh mục các văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới. Đối với Luật Đất đai 2013, sẽ có 6 điểm trong phạm vi cần sửa đổi, bổ sung.

Thứ nhất, sửa đổi thống nhất về các khái niệm “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”, “tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”, “cổ phần, phần vốn góp chi phối” giữa Luật Đầu tư năm 2014 và Luật Đất đai năm 2013.

Thứ hai, thực hiện tổng kết những khó khăn, vướng mắc đối với việc chưa quy định cách thức xác định cụ thể từng thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất. Từ đó có phương án đề xuất thích hợp sửa đổi các văn bản quy phạm để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Phân lô bán nền tràn lan là một trong những hệ quả từ kẽ hở của Luật Đất đai

Phân lô bán nền tràn lan là một trong những hệ quả từ kẽ hở của Luật Đất đai (Ảnh: LV)

Thứ ba, thực hiện tổng kết những khó khăn, vướng mắc cụ thể đối với việc không quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất.

Thứ tư, sửa đổi bổ sung Luật Đất đai năm 2013 theo hướng quy định rõ về việc khẳng định các loại hợp đồng có đối tượng là quyền sử dụng đất khác với các hợp đồng được ghi nhận tại Luật Đất đai.

Thứ năm, sửa đổi khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013 theo hướng làm rõ các thời điểm liên quan đến hợp đồng có đối tượng là quyền sử dụng đất tương ứng với từng loại hợp đồng và phù hợp với Bộ luật Dân sự 2015.

Thứ sáu, quy định thống nhất về thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh tại Luật Đất đai năm 2013, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.

Tại Kế hoạch chi tiết xây dựng dự án Luật Đất đai ban hành tháng 9/2021, Bộ TN&MT xác định nội dung sửa đổi Luật Đất đai liên quan đến các nội dung như: phân loại đất; điều tra, đánh giá, bảo vệ, cải tạo nâng cao chất lượng đất đai; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tài chính đất đai, giá đất; thu hồi đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; thống kê, kiểm kê đất đai, giám sát quản lý và sử dụng đất.

Bên cạnh đó là các vấn đề quản lý, sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; theo dõi, đánh giá, giám sát việc quản lý và sử dụng đất; đo đạc, lập hồ sơ địa chính; đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai; cơ cấu tổ chức, bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về đất đai; phân cấp quản lý nhà nước về đất đai và các nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng.

Có thể bạn quan tâm

  • Cần sửa quy định về “hứa mua, hứa bán” trong Luật đất đai

    Cần sửa quy định về “hứa mua, hứa bán” trong Luật đất đai

    16:41, 16/03/2022

  • “Kẽ hở” từ Luật đất đai 2013 tạo điều kiện cho tham nhũng

    “Kẽ hở” từ Luật đất đai 2013 tạo điều kiện cho tham nhũng

    23:36, 15/03/2022

  • Luật Đất đai sửa đổi (Kỳ 5): Cần cụ thể hóa quy định

    Luật Đất đai sửa đổi (Kỳ 5): Cần cụ thể hóa quy định "quyền bề mặt"

    05:00, 14/03/2022

  • Luật Đất đai sửa đổi (Kỳ 4): Luật hóa quyền sử dụng đất của người nước ngoài tại Việt Nam

    Luật Đất đai sửa đổi (Kỳ 4): Luật hóa quyền sử dụng đất của người nước ngoài tại Việt Nam

    05:00, 07/03/2022

  • Luật Đất đai sửa đổi (Kỳ 3): Phát triển quỹ đất, cơ chế đột phá hay tạo bất bình đẳng xã hội?

    Luật Đất đai sửa đổi (Kỳ 3): Phát triển quỹ đất, cơ chế đột phá hay tạo bất bình đẳng xã hội?

    09:20, 03/03/2022

  • Luật Đất đai sửa đổi (KỲ 2): Xử lý chồng lấn phạm vi đấu giá và đấu thầu

    Luật Đất đai sửa đổi (KỲ 2): Xử lý chồng lấn phạm vi đấu giá và đấu thầu

    05:00, 02/03/2022

  • Khánh Hòa: Hàng loạt dự án bị chỉ điểm vi phạm Luật Đất đai

    Khánh Hòa: Hàng loạt dự án bị chỉ điểm vi phạm Luật Đất đai

    17:21, 11/10/2021

DIỆU HOA