Thông qua kế hoạch thẩm định của chương trình “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” năm 2022

HẠNH LÊ 14/09/2022 17:02

Đây là một trong những nội dung quan trọng của cuộc họp Ban Chỉ đạo chương trình bình xét “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” năm 2022 diễn ra chiều nay (14/9).

>>>Phát động bình xét và tôn vinh danh hiệu "Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu" năm 2022

Phát biểu tại cuộc họp, ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: Chương trình bình xét “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” năm 2022 là nội dung được VCCI triển khai theo nhiệm vụ được Bộ Chính trị đề cập trong Nghị quyết 09 về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch VCCI phát biểu tại cuộc họp (ảnh: Gia Thoả)

Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch VCCI phát biểu tại cuộc họp (ảnh: Gia Thoả)

Chương trình bình xét “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” năm 2022 được tổ chức sau sau Đại hội VII của VCCI với nhiều nội dung mới trong công tác doanh nhân, doanh nghiệp. Đại hội đưa ra 3 khâu đột phá: xây dựng môi trường kinh doanh, văn hoá kinh doanh và chuyển đổi số. Trong đó, gắn với văn hoá kinh doanh nền tảng là văn hoá đạo đức doanh nhân. Do đó, danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” năm nay bình xét gắn với việc xây dựng đạo đức văn hoá doanh nhân.

Chương trình bình xét “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” năm 2022, theo Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công có nhiều thay đổi như số lượng doanh nhân tiêu biểu giảm (60 doanh nhân tiêu biểu) nhưng yêu cầu cao về chất lượng; tiêu chí bình chọn được xây dựng theo hướng khoa học, lấy đạo đức doanh nhân là một trong những chuẩn mực quan trọng để bình xét bên cạnh tiêu chí sản xuất kinh doanh tốt; quy trình bình xét không dựa trên hồ sơ mà thẩm định trực tiếp và phỏng vấn ứng viên…

Trên cơ sở đó, Hội đồng bình xét sẽ họp để xác định gương mặt xứng đáng và công nhận danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu”. Sau khi công nhận, nếu cần thiết, Ban Chỉ đạo quốc gia có quyền xác minh thêm từ các cơ quan có liên quan. Với quy trình chặt chẽ đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, Ban Tổ chức hướng đến tổ chức chương trình bình chọn chất lượng cao để “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” xứng đáng là danh hiệu quốc gia, danh hiệu cao quý nhất được cộng đồng doanh nghiệp suy tôn; đồng thời lan toả tinh thần doanh nhân mới, trong đó bắt đầu khởi sự bằng đạo đức doanh nhân và tiến tới văn hoá kinh doanh trong những năm tới.

>>>Doanh nhân tiêu biểu tạo động lực các thế hệ khởi nghiệp kinh doanh

>>>“Giảm lượng, tăng chất” để giá trị doanh nhân được cộng đồng công nhận

>>>Đạo đức kinh doanh phải là “ngọn đuốc” dẫn đường

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Bắc Hà - Trưởng ban Hội viên Đào tạo VCCI, Trưởng ban Thư ký Hội đồng bình xét danh hiệu doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2022 đã công bố các quyết định thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chương trình bình xét “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” năm 2022, Hội đồng bình xét và Ban Thư ký.

Ông Nguyễn Bắc Hà - Trưởng ban Hội viên Đào tạo VCCI công bố các quyết định thành lập các tổ chức thực hiện công tác bình xét (ảnh: Gia Thoả)

Ông Nguyễn Bắc Hà - Trưởng ban Hội viên Đào tạo VCCI công bố các quyết định thành lập các tổ chức thực hiện công tác bình xét (ảnh: Gia Thoả)

Báo cáo nhanh về công tác tiếp nhận hồ sơ, ông Nguyễn Bắc Hà cho biết: sau lễ phát động chương trình bình xét “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” năm 2022, VCCI đã gửi văn bản đến 98 đơn vị đầu mối đề cử bao gồm: 63 UBND tỉnh, thành phố; 10 bộ ngành, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, 2 Hiệp hội địa phương lớn là TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, 21 Hiệp hội doanh nghiệp ngành hàng lớn, một số cơ quan báo chí. Đến ngày 14/9, Ban Thư ký nhận được 161 đề cử của 41 đầu mối đề cử và nhận được 120 hồ sơ.

Theo đánh giá bước đầu của Ban Thư ký, năm nay chương trình bình xét “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” năm 2022 có nhiều yêu cầu mới nhưng các doanh nhân, các đơn vị đề cử đã nghiên cứu kỹ các tài liệu, hướng dẫn nên xây dựng hồ sơ nói chung rất tốt và chuyên nghiệp. Nhiều ứng viên chất lượng cao, là doanh nhân thành đạt đang lãnh đạo các doanh nghiệp đầu ngành của Việt Nam. Các lĩnh vực đề cử bao gồm hầu hết các ngành kinh tế, thành phần kinh tế từ sản xuất đến thương mại, dịch vụ, tài chính ngân hàng, xây dựng, nông lâm ngư nghiệp… Đặc biệt, có nhiều gương mặt tiêu biểu trong các ngành sản xuất chế biến.

Trên cơ sở hồ sơ nhận được, Ban Thư ký sơ tuyển hồ sơ ứng viên, hoàn thiện hướng dẫn và tài liệu phục vụ công tác thẩm định trực tiếp tại doanh nghiệp trong thời gian tới. Dự kiến, chương trình tôn vinh danh hiệu "Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu" năm 2022 diễn ra tại Lễ kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam năm 2022 được tổ chức vào trung tuần tháng 10.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2022: Chú trọng chất lượng hơn số lượng

    Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2022: Chú trọng chất lượng hơn số lượng

    20:11, 09/08/2022

  • Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2022:p/Giảm lượng tăng chất

    Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2022: Giảm lượng tăng chất

    21:06, 02/08/2022

  • Danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” là thông điệp về đóng góp của doanh nhân

    Danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” là thông điệp về đóng góp của doanh nhân

    11:00, 30/07/2022

  • Sáu quy tắc đạo đức doanh nhân sẽ tạo môi trường tốt cho đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân

    Sáu quy tắc đạo đức doanh nhân sẽ tạo môi trường tốt cho đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân

    03:15, 22/05/2022

  • 6 quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam: “Nâng tầm” doanh nghiệp

    6 quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam: “Nâng tầm” doanh nghiệp

    05:00, 21/05/2022

  • 6 Quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam: Hãy cùng nhau lan toả

    6 Quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam: Hãy cùng nhau lan toả

    04:45, 20/05/2022

  • Bộ quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam:

    Bộ quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam: "Chìa khoá" giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

    04:33, 20/05/2022

  • Chủ tịch VCCI:

    Chủ tịch VCCI: "Đạo đức doanh nhân là cốt lõi hình thành văn hoá của mỗi doanh nghiệp"

    13:01, 19/05/2022

HẠNH LÊ