Bộ quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam: "Chìa khoá" giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Diendandoanhnghiep.vn Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững, hội nhập và đi lên thì phải tuân thủ các chuẩn mực đạo đức một cách nghiêm ngặt như 6 điều VCCI phát động.

>>VCCI công bố Sáu Quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái chia sẻ tại Lễ công bố và phát động thực hiện Quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam, ngày 19/5.

Toàn cảnh lễ công bố Bộ quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam.

Toàn cảnh lễ phát động và công bố Bộ quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam.

Theo ông Phạm Đình Đoàn, việc VCCI phát động và xây dựng nội quy về nguyên tắc đạo đức với doanh nhân Việt Nam bằng Bộ quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam đã đáp ứng và nhận được sự hưởng ứng của cộng đồng doanh nghiệp.

Bộ quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam cũng nhận được sự đồng thuận rất cao và sự “chờ đợi” của xã hội trong bối cảnh hội nhập. Đặc biệt, xây dựng một nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững.

Ngoài đạo đức kinh doanh là những điều trước đây nhắc đến nhiều, thậm chí còn có quy định về phong cách, trách nhiệm xã hội… đối với cộng đồng doanh nhân và cần phải được tiếp tục nhấn mạnh trong thời gian tới. Tuy nhiên, ông Đoàn nêu ra thêm 3 ý kiến.

Thứ nhất, mặc dù nhận được sự hưởng ứng cao nhưng trong thời gian tới phải được triển khai mạnh mẽ hơn đạo đức kinh doanh trong thời kỳ mới.

Vì đạo đức kinh doanh chính là “chìa khoá” để doanh nhân Việt Nam có thể hội nhập được với thế giới.

“Tập đoàn Phú Thái đã có nhiều dịp làm việc với các tập đoàn lớn trên thế giới, họ đề nghị cá nhân tôi phải ký vào cam kết đạo đức kinh doanh với các điều khoản… dày cộp”, ông Đoàn chia sẻ.

>>Chủ tịch VCCI: "Đạo đức doanh nhân là cốt lõi hình thành văn hoá của mỗi doanh nghiệp"

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái.

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái.

Điều này cho chúng ta thấy, muốn phát triển bền vững, hội nhập và đi lên chỉ có một con đường duy nhất, đó là tuân thủ các chuẩn mực đạo đức một cách nghiêm ngặt như 6 điều VCCI phát động.

Thứ hai, mong muốn có được sự chỉ đạo, hỗ trợ và đồng hành từ phía chính phủ, cơ quan ban, ngành, tỉnh, thành. Bởi mong muốn doanh nghiệp kinh doanh trí tuệ, liêm chính, bài bản thì các cơ quan ban ngành cũng cần ủng hộ. Vì nếu sự cố gắng chỉ có ở một phía thì hiệu quả sẽ không được cao.

Thứ ba, Việt Nam với tầm nhìn đến năm 2045 trở thành một đất nước hùng cường. Việc này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thế hệ F2 và F3. Các thế hệ này hiện nay đang được đào tạo ở trong nước cũng như nước ngoài, nên việc giáo dục đạo đức trong kinh doanh cũng cần được đưa vào trong các chương trình đào tạo.

Để làm sao cho thế hệ này thấy được đạo đức của doanh nghiệp, doanh nhân là rất cần thiết. “Cá nhân tôi đã đi tham dự các khoá học đào tạo cao cấp ở nước ngoài và nhận thấy, trong các khoá đào tạo, bên cạnh kiến thức còn được học về trách nhiệm đối với xã hội và từ thiện. Do đó, tôi tin rằng các thế F2, F3 cũng rất muốn có sự minh bạch, rõ ràng. Chỉ khi chúng ta hướng đến giáo dục đạo đức kinh doanh cho thế hệ này từ sớm thì mới có thể phát triển bền vững. Còn nếu không làm quyết liệt ngay từ bây giờ thì Việt Nam sẽ rất khó đạt được mục tiêu phát triển bền vững và xây dựng một Việt Nam hùng cường”, ông Phạm Đình Đoàn nói.

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bộ quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam: "Chìa khoá" giúp doanh nghiệp phát triển bền vững tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711710154 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711710154 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10