Khủng hoảng Ukraine: Phép thử cho OPEC +?

NGUYỄN CHUẨN 02/03/2022 05:00

Liên minh OPEC + đang đối mặt với áp lực nghiêm trọng sau chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine. Nhưng, lợi ích từ công thức thành công Riyadh-Moscow-Abu Dhabi có thể dễ dàng bị phá vỡ?

>>>Chiến tranh Nga - Ukraine, một tiền lệ nguy hiểm

Liên minh OPEC+ là gì?

Trên thực tế, OPEC + là một liên minh các nhà sản xuất dầu thô, những người đã tiến hành điều chỉnh nguồn cung trên thị trường dầu từ năm 2017. Hiện tại, có 21 quốc gia sản xuất có chủ quyền tuân thủ các quyết định của liên minh, trong đó Ả Rập Xê-út dẫn đầu nhóm 11 thành viên OPEC và 10 thành viên không thuộc OPEC do Nga dẫn đầu.

Liên minh OPEC+ bao gồm 21 thành viên được thành lập năm 2016.

Liên minh OPEC+ bao gồm 21 thành viên được thành lập năm 2016.

Liên minh OPEC+ lần đầu tiên thành lập tại một cuộc họp lịch sử ở Algiers vào năm 2016 với mục đích rõ ràng là thực hiện các hạn chế sản xuất để giúp hồi sinh thị trường thất bại. Giá dầu đã giảm xuống mức thấp nhất là 29 USD / thùng vào đầu năm 2016, so với mức hơn 115 USD / thùng vào giữa năm 2014. Liên minh này đã giữ cho sản lượng của họ ở mức thấp với mức độ tuân thủ cao và tìm cách phục hồi giá, duy trì mức tồn kho dầu thô thấp. 

Và trên thực tế, mối quan hệ hợp tác kinh tế, tài chính và quân sự chiến lược đã được xây dựng giữa các nước Ả Rập chính thống, đặc biệt là Ả Rập Xê - Út, UAE và Ai Cập không thuộc OPEC, với Nga đã ngày càng tăng trong vài năm qua.

>>>Chiến sự Nga - Ukraine: Kịch bản nào cho Putin?

>>>Cước tàu chở dầu tăng 5 lần, giá dầu tiếp tục neo cao

Liên minh OPEC+ liệu có tan rã?

Bởi vậy, các nước Ả Rập gần đây đã không đưa ra những quan điểm rõ ràng về cuộc khủng hoảng Ukraine. Hiện tại, các tuyên bố đến từ thế giới Ả Rập rất mang tính ngoại giao, kêu gọi một hành động giảm leo thang hoặc ngoại giao lớn.

Hiện tại, các nước Ả Rập đã không đưa ra những quan điểm rõ ràng về cuộc khủng hoảng Ukraine.

Hiện tại, các nước Ả Rập đã không đưa ra những quan điểm rõ ràng về cuộc khủng hoảng Ukraine.

Đối với hai nhà lãnh đạo chính của OPEC, Ả Rập Xê-Út và UAE, một phần trong chiến lược kiểm soát thị trường dầu khí của họ trong vài năm qua là dựa trên sự hợp tác với Nga. Ảnh hưởng của Matxcơva đối với các nước FSU (Liên Xô cũ) khác để tuân theo hiệp ước sản xuất đã và đang đóng một vai trò quan trọng. 

Trong khi, cuộc khủng hoảng Ukraine cũng đang đem lại một phần lợi ích tài chính lớn cho các nhà sản xuất dầu khí Ả Rập do giá dầu thô tăng, khiến các chiến lược gia của OPEC hiện cần đánh giá những thăng trầm của việc tiếp tục quan hệ đối tác này.

Về mặt địa chính trị, tính toàn vẹn của OPEC + là rất quan trọng. Trái ngược với Thế kỷ 20 hoặc phần đầu của Thế kỷ 21, gần đây có nhiều nguy cơ bị đe dọa hơn. Riyadh, Abu Dhabi và cả Ai Cập, đã trở nên mệt mỏi vì thiếu cam kết của Washington với tư cách là một đối tác kinh tế và quân sự chiến lược. Trong khi Nga và Trung Quốc đang lấp đầy những khoảng trống.

Các quỹ tài sản có chủ quyền của Ả Rập đang đầu tư vào Nga, Trung Quốc và châu Á ngày càng nhiều, trong khi các khoản đầu tư của Nga vào các cảng và khu công nghiệp, dọc theo kênh đào Suez, cũng có tác động chính trị. Hiện tại, không một quốc gia Ả Rập nào sẵn sàng đưa ra lựa chọn rõ ràng giữa phương Tây và Nga.

Tuy nhiên, những nhà quan sát cũng đang đồng quan điểm rằng, Washington, Brussels, London và Paris sẽ không hài lòng để một khối các nhà sản xuất năng lượng lớn tiếp tục làm việc với Nga. Vài ngày tới, có thể rất quan trọng đối với tương lai của OPEC +, đặc biệt nếu Nga vẫn tiếp tục cuộc chiến với Ukraine. 

Các chính phủ phương Tây sẽ sẵn sàng thực hiện một chiến lược dài hạn đối với khu vực MENA(khu vực Trung Đông-Bắc Phi), dựa trên mối liên kết rộng lớn của họ về năng lượng, đầu tư và tài sản địa chính trị, và khi đó sẽ có ít chỗ cho phép Nga tìm thấy sự hỗ trợ từ các đồng minh chủ chốt trong MENA. 

Vậy tương lai sẽ ra sao?

Hiện tại, Mỹ và châu Âu vẫn đang nỗ lực đối phó với cuộc khủng hoảng Ukraine, và trên quan điểm đồng thuận là họ sẽ không trừng phạt xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga, bởi vì điều này sẽ khiến giá tăng cao hơn nữa.

Dù sao, sự tan rã của liên minh OPEC + là một khả năng thấp.

Dù sao, sự tan rã của liên minh OPEC + là một khả năng thấp.

Nhưng, một thái độ trừng phạt cứng rắn hơn và chiến dịch ngoại giao nhằm cô lập Nga dường như không thể tránh khỏi. Sức nặng trong phản ứng của Mỹ đối với cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ có ý nghĩa lớn đối với uy tín toàn cầu, vị thế của Mỹ và triển vọng tái đắc cử của Tổng thống Joe Biden vào năm 2024.

Do đó, Washington sẽ đẩy mạnh hơn nữa để giảm giá dầu, vừa để bảo vệ nền kinh tế của các quốc gia tiêu dùng, vừa từ chối cho Nga một khoản thu nhập từ chiến dịch quân sự của họ. Và ngoài những yêu sách tăng sản lượng với OPEC+, Mỹ sẽ ưu tiên ký kết thỏa thuận hạt nhân với Iran (JCPOA), dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với xuất khẩu dầu của quốc gia này.

Nhìn vào phát biểu của một đại diện OPEC: “Tình hình dầu phá vỡ 100 đô la Mỹ là rất đáng lo ngại, nhưng OPEC+ không thể làm gì nhiều. Nhóm không thể theo kịp tốc độ di chuyển của giá và không có khả năng tăng nguồn cung theo cách có thể làm dịu thị trường”. Có thể thấy, tương lai sẽ không có nhiều thay đổi.

Có lẽ việc xem xét giá dầu thô trong vài ngày tới hoặc nhìn vào các tuyên bố của các quan chức OPEC + là những sự không chắc chắn. Trọng tâm chính nên tập trung vào nội dung được thể hiện vào ngày 2 tháng 3 tới đây, khi OPEC sẽ nhóm họp lại. Dù sao, sự tan rã của liên minh OPEC + là một khả năng khá thấp.

Có thể bạn quan tâm

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Kịch bản nào cho Putin?

    Chiến sự Nga - Ukraine: Kịch bản nào cho Putin?

    11:02, 01/03/2022

  • Chiến tranh Nga - Ukraine, một tiền lệ nguy hiểm

    Chiến tranh Nga - Ukraine, một tiền lệ nguy hiểm

    05:30, 01/03/2022

  • Những công ty nào có thể bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine?

    Những công ty nào có thể bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine?

    11:25, 28/02/2022

  • Xung đột Nga - Ukraine: Chính phủ Ukraine tìm nguồn tài trợ qua tiền kỹ thuật số

    Xung đột Nga - Ukraine: Chính phủ Ukraine tìm nguồn tài trợ qua tiền kỹ thuật số

    11:00, 28/02/2022

  • BP “nén đau” trong bối cảnh khủng hoảng Nga - Ukraine

    BP “nén đau” trong bối cảnh khủng hoảng Nga - Ukraine

    05:48, 28/02/2022

  • Cuộc chiến Nga - Ukraine: Logic nào cho bạn?

    Cuộc chiến Nga - Ukraine: Logic nào cho bạn?

    05:24, 28/02/2022

  • Xung đột Nga - Ukraine: Tìm kiếm cơ hội đầu tư trong đợt biến động

    Xung đột Nga - Ukraine: Tìm kiếm cơ hội đầu tư trong đợt biến động

    05:15, 28/02/2022

NGUYỄN CHUẨN