Các công ty châu Âu có hoạt động tại Nga đang chuẩn bị cho một cú sốc thiệt hại khi các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào nền kinh tế Nga.
>>>Cuộc chiến Nga - Ukraine: Logic nào cho bạn?
Theo đó, từ các công ty năng lượng của Pháp hoạt động ở Biển Bắc Cực cho đến các cửa hàng sang trọng của Ý gần Quảng trường Đỏ hay là các nhà máy ô tô của Đức quanh miền nam nước Nga. Tất cả đang gặp phải những vấn đề lớn từ cuộc chiến Nga – Ukraine.
Các biện pháp trừng phạt, bao gồm việc ngăn chính phủ Nga và các ngân hàng vay nợ trên thị trường tài chính toàn cầu, chặn nhập khẩu công nghệ và đóng băng tài sản của những người Nga có ảnh hưởng, đã được đưa ra nhằm làm chùn bước chân của Nga, trong khi gây tổn hại ít nhất có thể trong Liên minh châu Âu.
Nhưng, hàng nghìn các công ty châu Âu đã kinh doanh nhiều năm tại Nga có lẽ đang chuẩn bị cho một cú sốc kinh tế không thể tránh khỏi, và chiến tranh ở Ukraine có nguy cơ phá vỡ chuỗi cung ứng, kéo nền kinh tế châu Âu đi xuống ngay khi các nước này bắt đầu phục hồi sau đòn đánh từ COVID-19.
"Cuộc tấn công vào Ukraine thể hiện một bước ngoặt ở châu Âu", Christian Bruch, giám đốc điều hành của Siemens Energy có trụ sở tại Đức, nhà sản xuất tua bin và máy phát điện lớn, cho biết. “Chúng tôi với tư cách là một công ty bây giờ phải phân tích chính xác tình huống này có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động kinh doanh của chúng tôi.”
Liên minh châu Âu được cho là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, chiếm 37% thương mại toàn cầu của Nga vào năm 2020. Phần lớn trong số đó là năng lượng: Khoảng 70% xuất khẩu khí đốt của Nga và một nửa xuất khẩu dầu của nước này là sang châu Âu.
Những kẻ đầu tiên bị thiệt hại nặng nề là các doanh nghiệp Nga, từ các ngân hàng lớn cho đến những “gã khổng lồ” dầu mỏ, họ có thể bị cấm thực hiện các giao dịch tại các thị trường châu Âu và Mỹ.
Đối với những gã khổng lồ như Rosneft, Gazprom và Lukoil, điều này sẽ rất nghiêm trọng vì tất cả họ đều có niêm yết ở London, mặc dù danh sách cổ phiếu chính của họ là ở Moscow. Cả ba kết hợp đã nộp 42 tỷ USD tiền thuế cho chính phủ Nga vào năm 2021, gần như tài trợ toàn bộ ngân sách quốc phòng của Nga.
>>>Xung đột Nga - Ukraine: Tìm kiếm cơ hội đầu tư trong đợt biến động
>>>Điều gì tiếp theo việc cô lập Nga của Mỹ và các đồng minh châu Âu?
Và trong nhiều thập kỷ, Nga đã là điểm đến quan trọng của các công ty châu Âu trong một loạt ngành, bao gồm tài chính, nông nghiệp và thực phẩm, năng lượng, ô tô, hàng không vũ trụ và hàng xa xỉ.
Một số công ty châu Âu, đặc biệt là ở Đức, đã có quan hệ kinh doanh với Nga trong nhiều thế kỷ. Deutsche Bank và Siemens, tập đoàn lớn là công ty mẹ của Siemens Energy, đã kinh doanh tại đây từ cuối thế kỷ 19. Trong Chiến tranh Lạnh, quan hệ kinh tế được coi là cách để duy trì mối quan hệ “xuyên Bức màn sắt”.
Nhà sản xuất xe hơi Volkswagen cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt Nga, nơi kể từ năm 2009, hãng đã có một nhà máy ở Kaluga sử dụng khoảng 4.000 nhân công. Mercedes-Benz có một nhà máy bên ngoài Moscow, trong khi BMW làm việc với một đối tác địa phương. Cả ba đều đầu tư vào thị trường Nga và ngày càng có nhiều người tiêu dùng có thể mua được ô tô của họ.
Các doanh nghiệp của Ý cũng đang sốt ruột, một loạt các doanh nghiệp, từ ngân hàng UniCredit, công ty lốp xe Pirelli, công ty tiện ích nhà nước Enel và những người khác cách đây không lâu cũng đã tìm đến với các cơ hội và đầu tư kinh doanh của Ý tại Nga.
Riêng đối với Pháp, 35 trong số 40 công ty lớn nhất của nước này được niêm yết trên sàn chứng khoán CAC 40, có các khoản đầu tư đáng kể vào Nga, từ các siêu thị Auchan trên đường phố Moscow, đến các hoạt động khí đốt tự nhiên hóa lỏng của tập đoàn năng lượng khổng lồ TotalEnergies của Pháp ở bán đảo Yamal.
Theo Bộ Tài chính Pháp, khoảng 700 công ty con của Pháp đang hoạt động tại Nga trong nhiều ngành công nghiệp sử dụng hơn 200.000 công nhân. Trong số những người bị ảnh hưởng nhiều nhất có lẽ là nhà sản xuất ô tô Pháp Renault, có hai nhà máy ở Nga và là nhà sản xuất ô tô hàng đầu ở đó thông qua quan hệ đối tác với Avtovaz. Nga là thị trường lớn thứ hai của Renault sau Pháp.
Tuy nhiên, vẫn sẽ có những doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ cuộc chiến tranh này, và đó là những doanh nghiệp người ta không mong đợi: Các nhà sản xuất vũ khí.
Bất chấp gần như tất cả các cổ phiếu đều sụt giảm trong tuần trước, các công ty Mỹ như Raytheon đã có mức tăng trưởng đáng kể gần 10% trong tháng trước, trong khi các công ty nổi bật khác như Tesla chứng kiến giá cổ phiếu của họ giảm từ 963 USD xuống còn 764 USD trong cùng kỳ. Các nhà sản xuất vũ khí phát triển mạnh sau chiến tranh và cơ hội bán vũ khí của Mỹ sẽ khiến các nhà đầu tư quan tâm.
Nhưng, dù sao những doanh nghiệp này không phải là điều cốt lõi mà thế giới cần. Đối với tất cả các lĩnh vực kinh doanh khác, hãy chuẩn bị tinh thần. Năm 2022 không phải là một năm hứa hẹn cho sự phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Có thể bạn quan tâm
Xung đột Nga - Ukraine: Chính phủ Ukraine tìm nguồn tài trợ qua tiền kỹ thuật số
10:21, 28/02/2022
Nga bị ngắt SWIFT, thanh toán quốc tế của ngân hàng Việt có bị tác động?
05:24, 28/02/2022
Cuộc chiến Nga - Ukraine: Logic nào cho bạn?
05:24, 28/02/2022
Xung đột Nga - Ukraine: Tìm kiếm cơ hội đầu tư trong đợt biến động
05:15, 28/02/2022
Điều gì tiếp theo việc cô lập Nga của Mỹ và các đồng minh châu Âu?
04:30, 28/02/2022