Nga thất thế tại Ukraine và bài toán ngoại giao với Trung Quốc
Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã giành cho nhau ngôn ngữ ngoại giao nồng ấm nhất tại Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức hợp tác Thượng Hải.
>>Đàm phán "bế tắc", chiến sự Nga - Ukraine khó kết thúc sớm!
Phát biểu mở đầu cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Putin nói: “chúng tôi đánh giá cao quan điểm cân bằng của những người bạn Trung Quốc trong khủng hoảng Ukraine. Chúng tôi hiểu rõ lo ngại của các vị và sẽ giải thích rõ quan điểm của mình trong cuộc gặp”.
Cuộc gặp song phương diễn ra bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Uzbekistan trong bối cảnh hai nhà lãnh đạo rất bận rộn với tình hình trong nước cũng như quốc tế.
Ông Putin đang trải qua thời khắc bị thử thách khi quân đội Nga thất thế đồng loạt ở miền Đông Nam Ukraine, không loại trừ khả năng đối diện kết quả không như mong đợi. Moscow cần một liên minh đủ mạnh để bước vào giai đoạn mới hứa hẹn còn quyết liệt hơn.
Ngoảnh đi ngoảnh lại, các nước SCO và Liên minh kinh tế Á- Âu (EAEU) là những diễn đàn tối ưu nhất để Kremlin tìm kiếm thêm giải pháp. Trong đó, mối quan hệ với Bắc Kinh - bây giờ trở nên đặc biệt quan trọng với Tổng thống Putin.
Bởi vì, trong số các quốc gia thân thiện còn lại chỉ có Trung Quốc mới đủ sức làm điểm tựa cho Nga, cung cấp công cụ giao dịch tài chính quốc tế; mở cửa thị trường nội địa khổng lồ; tiêu thụ dầu thô và khí đốt; đồng thời là tiếng nói song hành rất trọng lượng.
Đối với Trung Quốc, có những đồng minh như Nga, chẳng khác gì "hổ mọc thêm cánh", bởi Nga là một quốc gia rộng lớn nhất hành tinh, tài nguyên năng lượng phong phú, tầm ảnh hưởng lớn. Trên thực tế, Trung Quốc đã mua rất nhiều dầu thô của Nga với giá chiết khấu cao.
Chính sách “một Trung Quốc” nhận được sự ủng hộ nhiệt thành từ Tổng thống Nga, cả hai cùng có động lực lên án Mỹ can thiệp nội bộ Đài Loan cũng như Ukraine. Sống dưới cái bóng kinh tế Mỹ, “vòng kim cô” USD là nguyên nhân ngăn cản tham vọng cường quốc của Nga và Trung Quốc.
>> Đàm phán "bế tắc", chiến sự Nga - Ukraine khó kết thúc sớm!
Sức mạnh tổng quát của Nga suy giảm khá nhiều từ khi chiến sự Nga- Ukraine xảy ra; hoạt động kinh tế, ngoại giao, chính trị thông thường không còn diễn ra một cách bình thường. Tương quan ngoại giao của Nga nghiêng dần về phía Trung Quốc.
Không tự nhiên ông Putin bày tỏ phấn khích về cán cân thương mại song phương Nga- Trung vượt qua 140 tỷ USD vào năm ngoái, đặt kỳ vọng đưa kim ngạch đạt 200 tỷ USD hàng năm, hoặc hơn. Thị trường Trung Quốc là nơi có thể lấp đầy lổ hổng kinh tế Nga hiện nay.
Trung Quốc có thể tiêu thụ vài triệu thùng dầu mỗi ngày - nếu như G7 chính thức khởi động chương trình áp trần giá dầu. Đặc biệt, cũng chỉ có Trung Quốc mới đủ lực tập hợp Trung Á, hợp tác mở rộng đường ống dẫn năng lượng Đông Siberi; hành lang kinh tế SCO.
Tại cuộc thảo luận, Nga - Trung tiếp tục giành cho nhau những cam kết quan trọng, mở rộng thêm khuôn khổ đã thiết lập về các vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi; tiếp tục hành động cùng nhau tại các diễn đàn toàn cầu.
Ngoại trưởng Nga, Lavrov nói rằng: “cuộc họp riêng Nga- Trung diễn ra tuyệt vời, các đánh giá của chúng tôi về tình hình quốc tế hoàn toàn trùng khớp, không có sự khác biệt nào cả”.
Tuy vậy, như những gì đã diễn ra trong lịch sử quan hệ ngoại giao, các cường quốc chỉ có thể duy trì quan hệ khi đôi bên tìm thấy lợi ích, không là gánh nặng của nhau.
Có thể bạn quan tâm
Nga - Trung - Ấn "vẽ lại" trật tự mới về năng lượng?
04:30, 09/06/2022
Chiến sự Ukraine và thử thách tình bạn Nga - Trung
05:14, 07/06/2022
Nga - Trung sẽ bắt tay thanh toán quốc tế như thế nào?
04:50, 18/03/2022
Liên minh Nga - Trung nhìn từ Ukraine
05:15, 15/02/2022
Nga - Trung có vẻ đã trở thành liên minh chống Mỹ!
06:30, 28/06/2021
Nga - Trung có vẻ đã trở thành liên minh chống Mỹ!
15:32, 27/06/2021
Hiếm khả năng Nga - Trung liên minh quân sự
06:40, 09/04/2021
Mỹ làm "cầu nối" thắt chặt quan hệ Nga - Trung
05:00, 22/03/2021