Chiến sự Ukraine và thử thách tình bạn Nga - Trung

Diendandoanhnghiep.vn Tình thế Trung Quốc với Nga lúc này khá giống với triết lý Khổng Tử, lợi ích không khước từ nhưng dè dặt, không dám thể hiện thái độ thân mật vì sợ vạ lây!

Chiến sự Ukraine thử thách tình bạn Nga - Trung

Chiến sự Ukraine đang thử thách tình bạn Nga - Trung

>> Vì sao NATO nhắm đến Trung Quốc?

Bối cảnh mới làm thay đổi sâu sắc trật tự thế giới, một trong số đó là mối quan hệ ngày càng thân thiết giữa Nga và Trung Quốc, như hai ông Tập Cận Bình và V. Putin giành cho nhau lời lẽ “có cánh”.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn TASS của Nga: “Tôi có những lần tiếp xúc gần gũi với Tổng thống Putin hơn bất kỳ đồng nghiệp nước ngoài nào khác. Ông ấy là người bạn thân thiết, tốt nhất của tôi. Tôi trân trọng tình bạn sâu sắc này”.

Từ năm 2013 đến nay, hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau tổng cộng 31 lần, tần suất ngoại giao song phương cao cấp hiếm thấy trong lịch sử. Hẳn nhiên, Nga - Trung đã bắt gặp nhau ở nhiều điểm: lợi ích chiến lược lẫn sát sườn; cùng chung đối thủ, sẵn sàng những giá trị để có thể chia sẻ lẫn nhau.

Đặc biệt hơn cả, hai quốc gia có điểm giao cắt ý thức hệ cũng như quan điểm trị quốc Tập - Putin tương đồng. Ông Putin có gốc gác Đảng cộng sản, nuôi hoài bão phục hồi giá trị Liên Xô. Ông Tập đang vận dụng và phát triển học thuyết Marx, tán đồng phương pháp Lenin.

Cũng phải thấy rằng, chính sự thay đổi của nước Mỹ, dưới thời ông Trump, từ ngoại giao, thương mại, đến thái độ với vấn đề toàn cầu,… đã thúc đẩy Nga - Trung liên thủ, tạo ra trục quyền lực mới bất tuân quyền lực Mỹ.

Tình bạn nào cũng vậy, khi khó khăn mới thấu lòng người, son sắc, thủy chung; chân thành hay uyển ngữ ngoại giao bề mặt đẹp đẽ sẽ được bóc trần khi kinh qua khó khăn, thử thách.      

Tình thế khó khăn của Nga hiện nay đang thử thách tình bạn “không giới hạn” với Trung Quốc. Ông Tập hẳn không khỏi chịu áp lực để chứng minh phát biểu với TASS xuất phát từ đáy lòng.

Kể từ ngày Nga phát động chiến sự Ukraine đến nay, Nga đã chịu 6 gói trừng phạt kinh tế, chính trị, ngoại giao chưa từng có tiền lệ. Trung Quốc thể hiện tình bạn hữu hảo bằng cách bỏ phiếu “trắng” tại Đại hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, đứng về phía trung lập trong vấn đề lên án Nga.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra một vài phát biểu an toàn, không lộ rõ lập trường ủng hộ Nga, cũng không lên án quá gay gắt phương Tây đồng loạt gây sức ép lên “bạn tốt”. Đồng thời, họ không quên nhắn nhủ: “Các nước khác không được làm tổn hại lợi ích chính đáng của Trung Quốc trong vấn đề Ukraine”.

Trên thực tế, Trung Quốc đã tận dụng tối đa thu mua nguồn dầu mỏ Nga dư thừa do không bán được sang châu Âu, với giá rẻ hơn vài chục USD/thùng so với giá thị trường quốc tế.

OilX- công ty dữ liệu về ngành công nghiệp dầu lửa, phát hiện thấy nhập khẩu dầu Nga vào Trung Quốc qua đường ống và tàu chở dầu đã tăng thêm 175.000 thùng/ngày trong tháng 4, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung Quốc mua dầu Nga số lượng không giới hạn

Trung Quốc mua dầu Nga với số lượng không giới hạn

Việc Trung Quốc mua dầu của Nga bị phương Tây xem là “ủng hộ chiến tranh”. Bắc Kinh đã phớt lờ để làm đầy kho dự trữ dầu mỏ chiến lược. Điều đó cho thấy lợi ích mới là thứ quan trọng hơn cả trong mối quan hệ tình bạn giữa 2 nước.

Sở dĩ Trung Quốc thận trong trong nhiều vấn đề nhạy cảm là do không muốn bị cuốn vào các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây, gây bất lợi cho quá trình cải cách kinh tế, chính trị mà ông Tập đang nỗ lực lấy làm bàn đạp cho nhiệm kỳ tiếp theo.

Bắc Kinh đang song hành thực hiện hai mục tiêu: (1) không làm mất lòng tin với Nga; (2) cố gắng tránh tối đa gây thêm mâu thuẫn với phương Tây. Điều này cho thấy lối ứng xử vô cùng khéo léo của Trung Quốc.

Mối nguy với kinh tế Trung Quốc còn treo lơ lửng; về công nghệ nguồn, phần mềm, chất bán dẫn, công nghệ chip,…vẫn phụ thuộc Mỹ. Bài toán rất khó giải quyết, cho dù tình bạn thân thiết đến đâu chăng nữa!

Tuy nhiên, khi tình thế ngày càng khó khăn, Nga sẽ cần nhiều hơn vai trò của Trung Quốc, thị trường xuất nhập khẩu đủ sức thay thế EU, bạn hàng năng lượng với nhu cầu vô hạn.

Sách “Luận ngữ” trích câu nói của Khổng Tử: “kính quỷ thần nhi viễn chi” hay còn gọi “kính nhi viễn chi”, hàm ý những người bề ngoài tỏ ra kính nể, tôn trọng nhưng trong lòng không muốn gần gũi.

Tình thế Trung Quốc với Nga lúc này khá giống với triết lý Khổng Tử, lợi ích không khước từ nhưng dè dặt, không dám thể hiện thái độ thân mật vì sợ vạ lây!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chiến sự Ukraine và thử thách tình bạn Nga - Trung tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713552543 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713552543 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10